【tỷ số ngày hôm nay】Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024
作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:12:46 评论数:
Tạo giải pháp đột phá thu hút các dự án FDI quy mô lớn Dứt điểm giải phóng mặt bằng,ấnđấuđạtvàvượtcácchỉtiêumụctiêucủanătỷ số ngày hôm nay đẩy nhanh tiến độ đầu tư công các dự án trọng điểm Hà Nội trao giấy phép cho dự án có tổng vốn đầu tư trên 6.300 tỷ đồng |
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024. Ảnh: HD |
Chiều 3/4 tại Hà Nội, sau phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng cùng ngày, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024. Buổi họp báo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì.
Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 3/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; kết quả tháng 3 tốt hơn tháng 1 và tháng 2; tính chung quý I, hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023.
Tăng trưởng GDP quý 1 đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 đến nay. Trong đó cả 3 khu vực đều phát triển tốt (nông nghiệp tăng 2,98%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%; dịch vụ tăng 6,12%).
Một số địa phương có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ như Quảng Ninh tăng 39,9%; Phú Thọ tăng 27,7%; Bắc Giang tăng 24%; Thanh Hoá tăng 18,6%; Hà Nam tăng 17,9%; Ninh Thuận tăng 17,4%; Tây Ninh tăng 14,4%; Hải Dương tăng 12,8%...
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm (xuất đủ nhập - xuất siêu 8,08 tỷ USD; làm đủ ăn - xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo, trị giá 1,37 tỷ USD); an ninh năng lượng, lương thực, cung cầu lao động được bảo đảm).
Tình hình tài chính – NSNN tiếp tục được cải thiện rõ nét. Thu NSNN quý 1 đạt 31,7% dự toán năm, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và bội chi NSNN được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều so với giới hạn quy định.
Vì thế, nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, ADB dự báo năm 2024 Việt Nam tăng trưởng 6%; Ngân hàng HSBC dự báo tăng 6,3%; Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng 6,7%; S&P dự báo tăng 6,8%; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc…
Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được là cơ bản, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức cần tập trung ứng phó, xử lý, khắc phục.
Trong đó nổi lên là: Sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát, lãi suất, tỷ giá còn cao; một số ngành sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, các lĩnh vực dịch vụ ăn uống, giải trí chưa phục hồi rõ nét; hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao; vốn đầu tư công chưa được phân bổ hết, vẫn còn nguy cơ thiếu cát san lấp nền cho các dự án giao thông, các công trình trọng điểm…
Vì thế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng.
Trong đó, cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Phấn đấu quyết liệt tăng thu, tiết kiệm chi NSNN. Tập trung triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là các hoạt động kinh doanh ăn uống, dịch vụ, bán lẻ xăng dầu. Tạo chuyển biến rõ nét trong việc chống thất thu, nợ đọng thuế (phấn đấu giảm nợ đọng còn 3-4%)…