【bảng xếp hạng 2】Đánh giá năng lực cán bộ công chức hải quan: Những vấn đề cần lưu ý
Khẩn trương thẩm định bộ đề đánh giá CBCC
Tổng cục Hải quan đang chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị tập trung nguồn lực hoàn thành việc xây dựng bộ đề của ngành cũng như xây dựng/ thẩm định bộ đề đặc thù của các đơn vị,ĐánhgiánănglựccánbộcôngchứchảiquanNhữngvấnđềcầnlưuýbảng xếp hạng 2 đảm bảo chất lượng của các bộ đề. Tại công văn 5049/TCHQ ngày 29/8 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn tổ chức đánh giá năng lực, lãnh đạo Tổng cục yêu cầu các đơn vị không dừng/ lùi việc xây dựng bộ đề, đảm bảo sớm tổ chức đánh giá năng lực công chức không giữ chức vụ lãnh đạo công tác tại 6 lĩnh vực nghiệp vụ chính (giám sát quản lý, thuế XNK, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm) từ Tổng cục đến 7 Cục Hải quan tỉnh, thành phố nêu trên trong tháng 9, chậm nhất tháng 10/2018. |
Mới đây nhất, ngày 11/9, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã kí văn bản yêu cầu thành lập hội đồng thẩm định đối với 6 bộ đề lĩnh vực nghiệp vụ chính của ngành là: giám sát quản lý, thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm. Hội đồng thẩm định do lãnh đạo Tổng cục làm chủ tịch, trưởng các nhóm thẩm định bộ đề ngành là thủ trưởng các vụ, cục chuyên môn; thành viên trong các nhóm thẩm định là chuyên gia có kinh nghiệm đã xây dựng bộ đề, có kinh nghiệm công tác tại lĩnh vực nghiệp vụ được giao tại cơ quan Tổng cục và địa phương của 6 lĩnh vực.
Qua việc thẩm định để đảm bảo chất lượng bộ đề, chất lượng kỳ đánh giá năng lực công chức không giữ chức vụ lãnh đạo của Tổng cục năm 2018. Qua đó, thực sự tạo phong trào học tập, hình thành ý thức tự học, tự nghiên cứu trong mỗi CBCC để rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; xác định được thực trạng năng lực chuyên môn của công chức để kịp thời xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Kết quả đánh giá năng lực CBCC sẽ được thí điểm dùng trong điều động, luân chuyển, bố trí sắp xếp trong phạm vi một số đơn vị khối cục hải quan tỉnh, thành phố: Cục Hải quan Đồng Nai, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn KV III), Cục Hải quan Hà Nội (Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội), Cục Hải quan Quảng Ninh (Chi cục Hải quan Móng Cái).
Nội dung thẩm định, tiến hành rà soát lại bộ đề, đảm bảo các tiêu chí, yêu cầu đối với bộ đề đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại công văn 1970/TCHQ-CCHĐH hướng dẫn xây dựng bộ đề đánh giá năng lực. Cụ thể: Tiêu chí nằm trong khu nội dung bộ đề; Đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật thiết kế câu hỏi: Đề bài và đáp án đảm bảo kỹ thuật soạn thảo văn bản, đầu bài ngắn gọn, đủ ý, chặt chẽ, bám sát nội dung quy định của pháp luật hiện hành, đủ dữ kiện để trả lời; tính chính xác của bộ đề đảm bảo đáp án của câu hỏi đúng với các quy định hiện hành; Đảm bảo đúng cấp độ khó của câu hỏi và bài tập tình huống theo đúng quy định về cấp độ khó.
Cơ hội CBCC tự đào tạo, phấn đấu
Với việc triển khai một loạt hoạt động rà soát, xây dựng bộ đề, thẩm định bộ đề, chuẩn bị tổ chức đánh giá năng lực, xây dựng hệ thống hỗ trợ đổi mới hoạt động quản lý nguồn nhân lực…, Tổng cục Hải quan đã triển khai quyết liệt Kế hoạch đổi mới một số hoạt động quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm năm 2018 theo Quyết định 166/QĐ-TCHQ ngày 25/1/2018.
Quan điểm xuyên suốt của kế hoạch này là tạo sự đồng thuận, nhất trí và tham gia tích cực, có trách nhiệm của các đơn vị trong Ngành khi triển khai thực hiện các hoạt động đổi mới quản lý nguồn nhân lực. Xác định đổi mới quản lý nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm vừa có tính cấp thiết, vừa có tính chiến lược, lâu dài, nhằm xây dựng đội ngũ công chức hải quan chính quy, chuyên nghiệp, có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn tới, nhất là các nhiệm vụ mà Hải quan thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP và yêu cầu của Bộ Tài chính.
Tại nhiều cuộc họp liên quan đến việc triển khai đánh giá năng lực CBCC, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường nhấn mạnh, lợi ích của kế hoạch này chính là mỗi CBCC đều có cơ hội đào tạo, học hỏi và bổ sung kiến thức vào những công việc hiện tại và những công việc mới khi được luân chuyển; đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ có kế hoạch đào CBCC chưa đạt yêu cầu. Tổng cục Hải quan sẽ triển khai kế hoạch một cách bài bản, sử dụng CNTT để đảm bảo khách quan nhất. Với những CBCC không chịu đào tạo, không chịu nâng cao, học hỏi, thậm chí vẫn vi phạm kỉ cương kỉ luật hành chính đương nhiên có những xử lý.
Kế hoạch sẽ xác định danh mục vị trí việc làm, mô tả công việc mỗi vị trí việc và kết quả sản phẩm đầu ra của mỗi vị trí việc làm. Trên cơ sở có danh mục vị trí việc làm cần xây dựng sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn CBCC ở từng vị trí biết được cần phải làm gì. Bước tiếp theo của quá trình này là đánh giá năng lực toàn bộ CBCC. Quá đó, xác định nhu cầu đào tạo để có kế hoạch, lộ trình đào tạo, đồng thời việc đánh giá, đào tạo này cũng phục vụ kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác; phục vụ công tác tuyển dụng trên cơ sở yêu cầu của vị trí công việc.