VN-Index vẫn có một tuần tăng điểm,ứngkhoántuầnTrôngđợiđộnglựcnàođỡthịtrườkq cremonese dù chỉ là 5,6 điểm, nhưng hầu hết thị trường chứng khoán quốc tế quan trọng khác đều giảm điểm. Nếu nhìn từ yếu tố cung cầu của thị trường, việc VN-Index không thể vượt 1.000 điểm là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng, vì cổ phiếu đã không đủ năng lượng để tăng giá cao hơn. Lượng tiền vào mua đã đạt mức bão hòa với nhu cầu bán ra chốt lời. Diễn biến này lại xuất hiện ở đỉnh cao trong một xu hướng tăng kéo dài từ đầu tháng 1/2019. Nếu nhìn từ yếu tố tâm lý thì việc quyết định chốt lời tại ngưỡng 1.000 điểm phản ánh sự hài lòng của nhà đầu tư. Đương nhiên trong suốt quá trình tăng trưởng, vẫn có nhà đầu tư bán ra và mua vào, nhưng lực lượng quan trọng nhất là những nhà đầu tư thật sự đã mua và nắm giữ theo xu hướng, những nhà đầu tư có tiềm lực đủ lớn để mua khi thị trường còn thấp và nắm giữ đủ lâu. Các nhà đầu cơ thường chỉ gia nhập thị trường sau khi xu hướng tăng đã định hình rõ ràng, ví dụ như các tuần sau khi thị trường mở cửa trở lại đầu tháng 2. Các nhà đầu tư nắm gữ cổ phiếu từ trước đã lựa chọn bán ra chốt lời ở thời điểm hiện tại và để thị trường có thể đi lên cao hơn, cần phải có một lượng tiền lớn khác vào thay thế. Rất tiếc điều này đã không xảy ra: Sau khi thanh khoản trên thị trường liên tục đạt các phiên 5.000 tỷ đồng, quy mô giao dịch đã giảm dần. Điều này thể hiện dấu hiệu về việc nhà đầu tư đã chốt lời vẫn chưa quay lại mua, hoặc mới mua với số lượng ít hơn nhiều mức đã bán ra. Vì vậy thị trường lúc này thiếu cả động lực về tiền, lẫn tâm lý kỳ vọng cao hơn: Nhà đầu tư cho rằng thị trường đã tăng trưởng tốt, cổ phiếu đem lại lợi nhuận ổn và chốt lời. Sau hai tuần đầu sau Tết bùng nổ thanh khoản lẫn giá, hai tuần kế tiếp thanh khoản không tăng thêm được. Thị trường cũng gần như không xuất hiện thông tin hỗ trợ nào rõ ràng, chủ yếu trông đợi vào các thông tin từ bên ngoài. Mạch thông tin rõ nhất đang diễn ra chỉ là kết quả các bước trong tiến trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Hôm nào có thông tin tích cực, thị trường rục rịch phản ứng tốt. Hôm nào thông tin mơ hồ hoặc bất lợi, thị trường giảm. Thực tế là những kỳ vọng vào việc đạt thỏa thuận thương mại đã phản ánh vào thị trường quốc tế từ sớm. Chứng khoán Mỹ là ví dụ, đã tăng 10 tuần và tuần qua mới giảm 2,2% (chỉ số S&P 500). Tăng hơn 19% và chỉ giảm hơn 2%, thị trường chứng khoán Mỹ đã đặt cược vào việc kết thúc đàm phán cuối tháng 3. Tuy nhiên khi tiến trình này kéo dài hơn dự kiến, cuộc gặp thượng đỉnh cuối tháng 3 bị hoãn sang tháng 4, thị trường đã phản ứng tiêu cực. Nếu thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện nhịp điều chỉnh sau 10 tuần tăng thì hầu hết các thị trường chứng khoán khác cũng sẽ điều chỉnh. Lý do là các thị trường đều trông vào yếu tố kỳ vọng và thông tin giống nhau. Khi ảnh hưởng tích cực từ việc đàm phán thương mại không còn đủ hấp dẫn nữa, nhà đầu tư có thể chú ý trở các thông tin bất lợi: Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, sự suy giảm tăng trưởng của Mỹ, giảm tốc xuất khẩu đột ngột của Trung Quốc... là những thông tin chi phối các thị trường trong tuần qua.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, các yếu tố nền tảng vẫn tích cực, nhưng thị trường cũng đã phản ánh đầy đủ. Bằng chứng đơn giản nhất là hàng loạt công ty chứng khoán hồi đầu năm chỉ dự phóng tăng trưởng VN-Index tới 1.000 điểm cho cả năm 2019 và chỉ số đã đạt được ngay cuối tuần trước. Không có thông tin gì mới tốt hơn, thị trường sẽ không thể đi cao thêm được, ít nhất là cho tới lúc các mối quan tâm mới xuất hiện: Đó có thể là kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 1/2019 sẽ được công bố từ đầu tháng 4; có thể là kết quả đàm phán thương mại thuận lợi. Trong ngắn hạn, thị trường lại đứng trước đợt tái cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF trong tuần tới. Trong thời gian này thị trường thường biến động thất thường và nhà đầu tư muốn mua cũng không cần vội vàng. Điều kỳ vọng lớn là nhà đầu tư đã chốt lời sẽ tranh thủ mua khi các quỹ ETF bán ra, do đo thu hút trở lại dòng tiền.
Trọng Nghĩa |