当前位置:首页 > World Cup

【lịch thi đấu chung kết c2】Cây trồng, vật nuôi gặp rủi ro sẽ được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp

TPHCM: Nhiều người lao động nhận được hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp
13 triệu người lao động và 386 nghìn doanh nghiệp sẽ được nhận gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng
Doanh nghiệp cần được hỗ trợ để có thêm nguồn lực thu mua nông sản cho nông dân
Ảnh: Internet.
Nhiều đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Ảnh: Internet.

Dự thảo này quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp bao gồm: Đối tượng tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ; loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ; loại rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ; mức hỗ trợ; thời gian thực hiện hỗ trợ; địa bàn được hỗ trợ; mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.

Đối tượng áp dụng sẽ là tổ chức, cá nhân trồng lúa; chăn nuôi trâu, bò, lợn và nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.

Đồng thời cũng áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại dự thảo, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp bao gồm: Cây trồng (cây lúa); vật nuôi (trâu, bò, lợn); nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Dự thảo quy định cụ thể về mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Theo đó, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) thì sẽ hưởng mức hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Cùng với đó, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ có mức sống trung bình theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) sẽ được hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Ngoài ra, tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có) khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:

Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Quyết định số 19/2018/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Đáng chú ý, tại dự thảo có quy định rõ những rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.

Cụ thể: Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa sẽ gồm: thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy...); dịch bệnh (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá, đốm sọc; dịch rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu đục thân, sâu năn...).

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò, lợn cũng sẽ gồm: thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy...); dịch bệnh (bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở lợn, nhiệt thán, dịch tả lợn, xoắn khuẩn, dại...).

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng gồm: thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy...); dịch bệnh (không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Dự thảo Quyết định cũng quy định về địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Theo đó, đối với cây lúa, tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

Đối với vật nuôi: Đối với trâu, bò, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương; Đối với lợn, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai; Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp sẽ từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2025.

分享到: