【xem kết quả hạng nhất anh】Kiên trì lối đi riêng
Tỷ phú dó bầu
Khoảng 20 năm trước,̀locirćiđxem kết quả hạng nhất anh nhiều nông dân tỉnh Bình Phước đầu tư trồng cây dó bầu. Tuy nhiên, vì không tiếp cận được các loại thuốc cấy tạo trầm nên phần lớn các hộ dân chặt đi, trồng loại cây khác. Trong những người trồng dó bầu thời điểm đó, có ông Nguyễn Trung Song, hiện ở khu phố 4, phường Minh Thành, TX. Chơn Thành. Vì quyết tâm, kiên trì theo đuổi mô hình, tới nay ông Song đã được hưởng thành quả, trở thành tỷ phú dó bầu.
Ông Nguyễn Trung Song giới thiệu về cây dó bầu do ông tự ươm để trồng và bán cho nông dân có nhu cầu
Ông Song cho biết: “Năm 2004, gia đình tôi trồng hơn 1.000 cây, chứng kiến nhiều hộ chặt đi để trồng cây khác, tôi cũng có chút dao động. Tuy nhiên, vì đã tìm hiểu rất kỹ thông tin về loại cây này trước khi trồng, đồng thời cây cũng đã lớn nên tôi quyết tâm giữ lại. Đến năm 2017, tức sau 13 năm trồng, tôi được một công ty hỏi mua và đã bán với giá 5 triệu đồng/cây, thu về 5 tỷ đồng”.
Nhờ vào lứa thu hoạch đầu tiên, ông Song được tiếp thêm động lực mạnh mẽ, càng yên tâm đầu tư vào mô hình mình đã chọn. Ông Song kể: “Năm 2018, tôi vinh dự được đại diện nông dân tỉnh Bình Phước ra Hà Nội dự hội nghị tuyên dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc. Tại đây, tôi may mắn được gặp một giáo sư công tác tại Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, có đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến cây dó bầu. Qua trao đổi và trò chuyện, tôi tiếp tục học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc, phát triển”.
“Hiện gia đình tôi có 25.000 cây dó bầu, trồng xen trong 7 ha cao su, cây đang ở tuổi thứ 4. Đường kính trung bình mỗi cây khoảng 10-15cm, cao 3-4m. Từ 7 năm trở đi, dó bầu đã cho thu hoạch. Đến nay, tôi chỉ cần bán với giá 500 ngàn đồng/cây, thì 7 ha sẽ cho thu hơn 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, gia đình tôi đang xây dựng kế hoạch đầu tư nhà máy chế biến tinh dầu trầm để tăng giá trị kinh tế” - ông Song chia sẻ thêm.
Vì ưa bóng mát nên cây dó bầu có lợi thế trong việc trồng xen tại các vườn cây cao, có tán che như cao su, điều, xà cừ, bạch đàn, tận dụng được quỹ đất. Đây cũng là loại cây ít bị sâu bệnh. Mô hình cây dó bầu của ông Song hiện lớn và thành công nhất ở thị xã Chơn Thành. Với niềm đam mê làm kinh tế nông nghiệp, dám nghĩ, dám làm, kiên định mục tiêu đã chọn, hy vọng những kế hoạch của ông về cây dó bầu sẽ tiếp tục thành công, truyền lửa đam mê cho bà con nông dân trên địa bàn. |
Bà NGUYỄN THỊ HẬU, Chủ tịch Hội Nông dân TX. Chơn Thành |
Trồng dừa đếm trái tính tiền
Mấy năm nay, giá sầu riêng tăng khiến nhiều nông dân chuyển đổi sang trồng loại cây này. Tuy nhiên, gia đình chị Trần Thị Thảo ở ấp 2, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản vẫn gắn bó với vườn dừa dứa. Chị Thảo cho biết: “Sự chuyển đổi cây trồng cho phù hợp là điều tất yếu. Tuy nhiên, thế nào là phù hợp thì do nông dân nhận định. Gia đình tôi có gần 1 ha đất ven suối, thổ nhưỡng hợp trồng dừa, nên nhiều năm qua, tôi yên tâm phát triển mô hình này và cho thu nhập tốt”.
Chị Trần Thị Thảo ở xã Minh Đức, huyện Hớn Quản kiên trì với mô hình trồng dừa đem lại thu nhập ổn định
Theo chị Thảo, 1 ha có thể trồng từ 250-300 cây tùy khoảng cách. Sau 24 tháng trồng sẽ cho thu bói. Thời kỳ trưởng thành, dừa cho thu hoạch quanh năm. Bình quân khoảng 20 ngày cây ra 1 buồng. Mỗi buồng có khoảng 10-15 trái. “Nhiều năm nay, tôi bán sỉ tại vườn với giá 10.000 đồng/trái. Thương lái tự tới vườn chọn, chặt và vận chuyển, chủ nhà chỉ việc đếm trái tính tiền. Thời điểm mùa nắng, nhu cầu thị trường cao, gia đình không đủ cung cấp. Mỗi cây có thể cho thu hoạch 1 triệu đồng/năm” - chị Thảo cho biết.
Xác định được cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, gia đình chị Thảo đang mở rộng diện tích trồng dừa. Để đạt hiệu quả cao, chị Thảo cho biết gia đình trồng theo hàng, đắp đất cao quanh gốc. Khu vực trồng được thiết kế rãnh thoát nước, tránh ngập úng. Quá trình chăm sóc, chị dùng hoàn toàn bằng phân hữu cơ ủ hoai mục. Dừa rất ít bị sâu bệnh, nếu có đuông dừa gây hại thì việc phòng trừ cũng không khó, vì thuốc sinh học đặc trị bán phổ biến trên thị trường.
“Trong điều kiện công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển như hiện nay, nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, việc xác định được mô hình kinh tế phù hợp, đồng thời đầu tư phát triển theo hướng đi của riêng mình là điều quan trọng. Thực tế thời gian qua, người dân ồ ạt chuyển đổi sang trồng sầu riêng. Nhiều hộ vì không nắm chắc kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc nên gây tổn thất kinh tế. Do đó, kiên trì theo lối đi riêng của mình, không dao động trước phong trào là bài học quý trong sản xuất nông nghiệp” - bà Nguyễn Thị Phố, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Đức, huyện Hớn Quản chia sẻ.
(责任编辑:World Cup)
- Ðại tá từ du kích
- Mạnh tay “cứu” nền kinh tế
- Hoãn trận đấu giữa Becamex Bình Dương gặp TP.Hồ Chí Minh
- CĐV đất Thủ tiếc nuối vì lỡ cơ hội xem Bình Dương chạm trán HAGL
- Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- Đội tuyển Việt Nam vượt qua U22 ở hai trận giao hữu nội bộ
- Real mất quyền tự quyết ngôi vô địch
- Khai mạc giải Taekwondo miền Đông Nam Bộ mở rộng năm 2021
- Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- VARSI kiến nghị sớm xử lý các vướng mắc níu chân các dự án PPP
- Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Tạo khung chiến lược toàn diện cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Thúc tiến độ khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu dự án Phát triển cảng Liên Chiểu
- Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- Vòng 9, V.League 2021 SLNA
- Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- HLV Park Hang Seo cần Anh Đức trong vai trò gì?
- Chính phủ tiếp tục họp trực tuyến để thúc đầu tư công
- Đầu tư dự án điện gió hơn 1.800 tỷ đồng tại huyện Đăk Glei, Kon Tum
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- Hạ Porto 2