【soi kèo southampton hôm nay】Gian lận trong thi cử không diệt tận gốc sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn

gian lan trong thi cu khong diet tan goc se tao ra vong luan quan
Xử nghiêm các vụ việc gian lận thi cử là điều cần thiết để lấy lại niềm tin của xã hội. Ảnh ĐH

Nên công khai danh sách thí sinh có gian lận

Tại Kỳ thi THPT quốc gia 2018,ậntrongthicửkhôngdiệttậngốcsẽtạoravòngluẩnquẩsoi kèo southampton hôm nay cơ quan điều tra Bộ Công An và Bộ GD&ĐT đã phát hiện gian lận thi cử tại Hội đồng thi tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang. Sau một thời gian dài điều tra đến nay, những sai phạm của Hòa Bình mới được làm rõ, còn sai phạm ở tỉnh Hà Giang và Sơn La vẫn đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra.

Sau khi có kết luận điều tra tại tỉnh Hòa Bình, nhiều trường đại học có thí sinh của tỉnh này nhập học năm 2018 khẳng định, nếu sinh viên nào nằm trong danh sách gian lận thi cử sẽ được xử lý nghiêm theo đúng quy chế.

gian lan trong thi cu khong diet tan goc se tao ra vong luan quanBộ Giáo dục và Đào tạo: Tất cả gian lận trong thi cử đều sẽ bị phát hiện, xử lý nghiêm

(HQ Online) - Chiều 12/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã trả ...

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng, nên công khai danh sách thí sinh, gia đình và cán bộ có liên quan đến gian lận thi cử. Nếu xác định được thí sinh nào bị nâng điểm do không có chủ ý thì không nên công khai danh tính, tuy nhiên việc này sẽ rất khó khăn. “Mọi việc không còn gì phải dấu diếm vì đây là vụ án tham nhũng điển hình trong thi cử. Thượng tôn pháp luật đòi hỏi xử lý nghiêm và việc xử lý, nêu danh tính sẽ không có vùng cấm và có tác dụng răng đe những bậc cha mẹ nào “cậy” nhiều tiền, ỷ thế vào quyền chức sẽ phải sợ”, TS Vinh nhấn mạnh.

Trong khi đó, quan điểm của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, chỉ công khai danh sách thí sinh liên quan đến vụ gian lận thi cử đến đúng người và các trường đại học, cao đẳng. Trước thông tin này, dư luận xã hội đã có hai ý kiến trái chiều nhau, một số cho rằng cần công khai danh sách thí sinh bởi sau khi kết thúc kỳ thi các em hoàn toàn có thể biết được mức điểm của mình đạt được bao nhiêu; một số ý kiến lại cho rằng, không nên công khai danh sách các em để đảm bảo tính nhân văn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giải quyết hậu quả của việc gian lận thi cử này như thế nào để đảm bảo nghiêm khắc và công bằng. Bởi 64 thí sinh có trong danh sách gian lận thi cử đã chiếm chỗ của 64 thí sinh khác và hệ lụy kéo theo nhiều thí sinh khác cũng sẽ mất cơ hội vào đại học, cao đẳng. Đặc biệt, xã hội đã mất niềm tin vào Kỳ thi THPT quốc gia, đối với nhiều thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi sắp tới cũng có tâm lý bất an, lo lắng.

Trao đổi phóng viên Báo Hải quan, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng, nên công khai danh sách thí sinh, gia đình và cán bộ có liên quan đến gian lận thi cử. Nếu xác định được thí sinh nào bị nâng điểm do không có chủ ý thì không nên công khai danh tính, tuy nhiên việc này sẽ rất khó khăn. “Mọi việc không còn gì phải dấu diếm vì đây là vụ án tham nhũng điển hình trong thi cử. Thượng tôn pháp luật đòi hỏi xử lý nghiêm và việc xử lý, nêu danh tính sẽ không có vùng cấm và có tác dụng răng đe những bậc cha mẹ nào “cậy” nhiều tiền, ỷ thế vào quyền chức sẽ phải sợ”, TS Vinh nhấn mạnh.

Cũng theo TS Hoàng Ngọc Vinh, những trường đại học có sinh viên nằm trong danh sách gian lận thi cử thì thực hiện theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển sinh.

Phải xử nghiêm

TS Hoàng Ngọc Vinh cũng khẳng định, đối với những hành vi gian lận trong thi cử không diệt tận gốc sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn. Ví dụ, con quan chức hoặc con những người có tiền gian lận để được vào đại học, sau này sẽ dùng quyền lực hoặc tiền để cho con làm quan chức. Hay những thí sinh nhờ gian lận nên đã đỗ vào ngành Công an thì sau này thật khó đòi hỏi họ trung thực hay trung thành với chế độ. Trong khi đó, phẩm chất đạo đức của những người làm nghề này phải cao nhất. Từ phần gốc đã mất đạo đức thì sẽ tiếp tục mất đạo đức trong xã hội.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), những phụ huynh bắt tay với cán bộ giáo dục để nâng điểm cho con thì phải xử lý thật nghiêm. Những người đứng đầu các tỉnh có xảy ra vụ tiêu cực nghiêm trọng này cũng phải nghiêm túc có biện pháp xử lý, chịu trách nhiệm nghiêm minh, xứng đáng.

TS Lê Viết Khuyến cũng cho biết, hiện dư luận vẫn còn băn khoăn, nghi ngờ có lãnh đạo tỉnh Hà Giang có người thân nằm trong danh sách nâng điểm nhưng đến nay chưa được làm minh bạch.

gian lan trong thi cu khong diet tan goc se tao ra vong luan quanBộ trưởng GD-ĐT: Tôi phản đối và kiên quyết chống gian lận trong thi cử

(HQ Online)- Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khi giải trình tại phiên thảo luận ...

​​​​​​

Trả lời báo chí ngày 17/3 tại "Ngày hội tư vấn tuyển sinh" diễn ra ở Hà Nội, Đại úy Nguyễn Mạnh Tuấn, Trợ lý tuyển sinh Cục Đào tạo, Bộ Công an cho biết, tất cả thí sinh trúng tuyển vào trường công an đều nhập học, trong đó có thí sinh ở Hòa Bình. Về sai phạm thi THPT quốc gia ở Hòa Bình, Bộ Công an sẽ giải quyết theo đúng quy định. Sau khi Sở GD&ĐT Hòa Bình công bố điểm chấm thẩm định, các trường công an sẽ liên hệ để lấy danh sách điểm đã thay đổi.

Trước đó, ngày 12/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, qua điều tra của cơ quan Công an, 64 thí sinh ở Hòa Bình (gồm 63 em của năm 2018 và một của năm 2017) có sự thay đổi điểm thi. Điểm chấm thẩm định thấp hơn so với trước đó. Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, Cục Đào tạo Bộ Công an và các trường đại học, cao đẳng để chủ động liên hệ Sở GD&ĐT Hòa Bình, cập nhật kết quả chấm thẩm định của thí sinh nói trên.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
下一篇:Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ