Ông cho hay,ỗilocậnkềxem tỷ số ý đến năm 2025, hơn 50% bác sĩ ở bệnh viện sẽ nghỉ hưu theo chế độ. Tuyến phường, xã còn khó khăn hơn khi hầu hết các bác sĩ đều ở tuổi 50 đến 55. Năm 2020 tới đây, 4 bác sĩ sẽ nghỉ hưu và muốn duy trì hoạt động ở tuyến này, phải điều bác sĩ từ trung tâm về. Đây là điều khó khăn khi ngay cả Bệnh viện Hương Trà cũng chưa đủ nhân lực khi để đảm bảo khám bệnh cho 300-350 lượt bệnh nhân/ngày, Ban Giám đốc cũng phải đứng bàn khám để chia sẻ áp lực. Tuy nhiên, việc điều bác sĩ về cơ sở cũng chỉ là giải pháp tình thế. Suốt cả một thời gian dài, bệnh viện cũng không tuyển được bác sĩ đào tạo hệ chính quy. Có 60/70 người đào tạo bác sĩ theo địa chỉ đã ra trường nhưng số này cũng không về đến tuyến huyện. Ngay việc hỗ trợ chéo, điều chéo bác sĩ ở các khoa phòng vào việc điều trị bệnh nhân nội trú cũng dẫn đến một hệ quả là việc chăm sóc, theo dõi bệnh sẽ thiếu nhất quán. Hầu hết bác sĩ tuyến phường, xã ở Hương Trà đều trong độ tuổi 50 đến 55. Ảnh: Liên Minb Đây không chỉ là vấn đề của riêng Hương Trà mặc dù trên bình diện chung, đội ngũ cán bộ, bác sĩ cho tuyến cơ sở là không thiếu – theo báo cáo từ Sở Y tế. Thậm chí còn dư ở một số chuyên khoa lẻ. Tuy nhiên, thiếu bác sĩ đa khoa hệ chính quy là điểm thiếu mấu chốt của hầu như các cơ sở y tế thuộc tỉnh. Việc trong gần 10 năm, gần như không có bác sĩ trẻ về tuyến cơ sở, chỉ có bác sĩ xin chuyển công tác là điều được xác nhận. Sự nan giải do thiếu nhân lực có chất lượng là một áp lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu. Điều này cũng dẫn đến mối lo khác về chất lượng khám chữa bệnh, nhất là khi tình trạng thông tuyến bảo hiểm y tế đã mang đến cho người dân nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Đây là điều mà các cơ sở y tế công thuộc tỉnh quản lý đang rất lo lắng khi không tự chủ được, khó khăn sẽ ngày càng nhiều hơn, nhất là khi thực hiện việc đưa lương vào giá dịch vụ trong thời gian tới. Khó khăn về định biên, chưa thể trông chờ vào nguồn tự chủ để có thể tự bổ sung đội ngũ; chính sách thu hút cán bộ chưa có là lý do của những vấn đề trên. Đào tạo bác sĩ theo địa chỉ hay cử tuyển cũng là một phương thức giải quyết phù hợp để bổ sung nguồn nhân lực cho y tế cơ sở. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm vẫn trăn trở khi cho hay, dù có thể yên lòng về mặt số lượng, nhưng chưa thể an tâm về chất lượng khám chữa bệnh và không thể lấy việc đào tạo này để xây dựng chất lượng mũi nhọn. Việc các bác sĩ chính quy ít có/ít được tham gia đào tạo cao hơn lại là một hệ quả khác do áp lực công việc không có người thay thế cũng là điều loay hoay khác từ những người quản lý. Thực ra, với 3.600 cán bộ, công nhân viên từ tỉnh đến cơ sở, ngành Y tế đang có nhân lực đông nhất so với các đơn vị khác. TS-BS Nguyễn Nam Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cũng đang có ý tưởng về việc sắp xếp lại một cách hợp lý và khoa học hơn mạng lưới mà theo ông là đang khá dày đặc này để bố trí, đầu tư nguồn nhân lực và vật lực một cách hợp lý hơn, vừa giải quyết được những khó khăn trước mắt, vừa có giải pháp cho lâu dài, đồng thời phù hợp với xu thế của sự phát triển. MINH HÀ |