Sáu tháng đầu năm,ỗlựchonthnhchỉbong da online mặc dù gặp không ít khó khăn thách thức, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh luôn nỗ lực để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Sản xuất rau quả an toàn, liên kết theo chuỗi sẽ nâng cao giá trị hàng hóa nông sản của tỉnh. Năm 2019, ngành nông nghiệp Hậu Giang đưa ra mục tiêu là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I là 2,5%; giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh năm 2010 tăng 4% so với cùng kỳ; tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 97%; xây dựng thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ độ che phủ rừng 1,99%. Vượt qua khó khăn Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, trong 6 tháng đầu năm, với thời tiết cực đoan cao điểm của nắng nóng gay gắt ảnh hưởng trực tiếp đến các loại cây trồng và rau màu có nguy cơ thiếu nước tưới, bên cạnh đó yếu tố hạn, mặn xâm nhập đe dọa đến những vùng sản xuất cây ăn trái và các loại cây trồng khác. Trước tình hình đó, ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, phòng chống các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, chuẩn bị hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp ra thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Ngành nông nghiệp đang hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành chỉ tiêu cả năm. Mặc dù phải đối mặt với những thách thức từ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, khó khăn về thị trường tiêu thụ nhất là đối với cây lúa, chăn nuôi heo, nhưng nhìn chung nhiều lĩnh vực sản xuất của ngành vẫn đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Việc chuyển đổi cơ cấu giống và cây trồng tiếp tục được thực hiện. Riêng vụ lúa Đông xuân 2018-2019, tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao chiếm 72,7%; diện tích cây ăn trái tăng 2,6% so với cùng kỳ. Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn tập trung công tác phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm, phòng chống hạn, mặn, phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy nhiên, theo nhận định của Sở NN&PTNT tỉnh thì giá cả các nông sản còn thấp và tính cạnh tranh chưa cao; việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao nên sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn vẫn còn khá ít. Để thúc đẩy sản xuất, đưa ngành nông nghiệp phát triển, UBND tỉnh cũng đã trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết quy định chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra, còn đề xuất dự án “Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua thúc đẩy thương mại hóa nông nghiệp ngành hàng rau và quả tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2026”. Đây là dự án mang tính chất liên kết đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vốn của các HTX và vốn của doanh nghiệp.Dự án bao gồm 4 hợp phần chính, với tổng mức đầu tư dự kiến 1.628 tỉ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp 600 tỉ đồng, vốn hợp tác xã 34 tỉ đồng, vốn đối ứng ngân sách 160 tỉ đồng, vốn viện trợ không hoàn lại 46 tỉ đồng, vốn vay ODA (ADB) khoảng 780 tỉ đồng. Mục tiêu của dự án là xây dựng được chuỗi giá trị ngành hàng rau, quả, nấm ăn và nấm dược liệu có cơ sở hạ tầng và dịch vụ được nâng cấp, ứng dụng công nghệ cao, cung cấp nông sản rau, quả an toàn thực phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu… Thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Để đạt chỉ tiêu năm đề ra, sẽ chỉ đạo chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch an toàn lúa Hè thu và sản xuất vụ lúa Thu đông khoảng 39.000ha, phấn đấu đạt sản lượng lúa cả năm trên 1,2 triệu tấn. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành là theo dõi, cảnh báo tình hình sâu bệnh gây hại, mưa lũ và chủ động các biện pháp phòng, chống hiệu quả. Mở rộng diện tích vùng lúa chất lượng cao trong từng cánh đồng lớn, chuyển đổi tập quán canh tác theo Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Hậu Giang để góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Ngoài ra, đẩy mạnh sản xuất rau màu và cây ăn trái, nhất các cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao, sản xuất theo chuỗi giá trị và theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch có thị trường tiêu thụ tốt để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là bệnh dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm; phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh phát sinh, không để lây lan, tạo tâm lý tốt giúp người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh khuyến khích thay thế chăn nuôi heo bằng các mô hình chăn nuôi gia cầm tại những hộ chăn nuôi heo bị dịch tả châu Phi, hạn chế tái đàn tại những nơi đã hết dịch tả heo châu Phi ít nhất 6 tháng. Xây dựng các mô hình hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia cầm để phát triển nhanh đàn gia cầm trong những tháng cuối năm, góp phần giải quyết khó khăn, ổn định đời sống nhân dân. Tăng cường kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý môi trường nuôi, phòng chống dịch bệnh; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các vùng nuôi cá tra tập trung; xây dựng các mô hình phát triển vùng nuôi cá ruộng theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm. Để đạt các chỉ tiêu đề ra trong 6 tháng cuối năm, Thường trực UBND tỉnh đã yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh; phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao; phát triển trạm bơm điện. Tổ chức lại sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Tập trung chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ lúa Hè thu, Thu đông và triển khai sản xuất vụ lúa Đông xuân 2019-2020. Tăng cường kiểm tra, chủ động dự báo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả các dịch hại trên cây trồng... Đồng thời theo dõi, hỗ trợ dân trong việc tìm kiếm thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản. Đẩy mạnh sản xuất rau màu, cây ăn trái, nhất là các cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao, sản xuất theo chuỗi giá trị và theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch có thị trường tiêu thụ tốt để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại đến mức thấp nhất cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tiếp tục xây dựng các xã nông thôn mới, hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình Trung ương thẩm định công nhận huyện Châu Thành A đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Vị Thanh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cũng như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở, cửa hàng kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật. Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản trên địa bàn...
Bài, ảnh: HOÀI THU |