您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【cúp c1 trực tiếp kênh nào】Chậm xử lý nợ xấu làm nghẽn tăng trưởng tín dụng

Cúp C1851人已围观

简介Ảnh minh họa* Trước việc tín dụng tăng trưởng chậm hiện nay, có ý kiến cho rằng nên tiếp tục hạ lãi ...

Ngan hang

Ảnh minh họa

* Trước việc tín dụng tăng trưởng chậm hiện nay,ậmxửlýnợxấulàmnghẽntăngtrưởngtíndụcúp c1 trực tiếp kênh nào có ý kiến cho rằng nên tiếp tục hạ lãi suất để kích thích nhu cầu vay vốn. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này ? - Việc giảm lãi suất không phải là điều cốt yếu hiện nay mà vấn đề là nhu cầu của người dân và DN chưa cao. Nhu cầu yếu do nhiều nguyên nhân như: hàng tồn kho cao, hoạt động bán lẻ và dịch vụ còn thấp. Một số DN đang trong quá trình tái cơ cấu, họ dùng nguồn vốn của họ là chính. Họ có tâm lý chờ đợi, chưa muốn mở rộng kinh doanh bởi đã gặp nhiều bất ổn thời gian qua. Cùng với đó, nợ xấu rõ ràng chưa được xử lý nhanh nên vẫn là điểm nghẽn với tăng trưởng tín dụng. * Hiện nay, lãi suất đi vay của nhiều DN FDI đầu tư vào Việt Nam ở mức chỉ 2 – 4%, trong khi lãi suất mà DN Việt Nam đi vay ở mức trên 10%. Điều này đang làm khó cho DN khi phải cạnh tranh ngay trong nước, thưa ông? - Nói đến lãi suất là phải nói đến lạm phát, tỷ lệ lạm phát ở các nước đó rất thấp trong khi lạm phát ở Việt Nam cao hơn. Thứ hai là mức độ rủi ro. Trong tài chính, lợi nhuận luôn đi cùng với rủi ro, rủi ro cao thì lãi suất, lợi nhuận phải cao. Chúng ta có độ rủi ro hơn rất nhiều so với Mỹ, căn cứ vào xếp hạng tín nhiệm của các hãng tín dụng quốc tế. Việt Nam đang là BB so với Mỹ là AAA, so với Nhật Bản là AA. Vì vậy, lãi suất tùy vào tình hình mỗi nước. Ví dụ, hiện lãi suất vay USD của Campuchia lên đến 15%, thì không thể đem so sánh với Việt Nam. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, với đà lạm phát thấp hiện nay thì lãi suất có thể giảm thêm, khoảng 0,5%. Vấn đề với đa số DN không phải là lãi suất nữa mà chủ yếu là nhu cầu kém, thủ tục vay vốn vướng mắc, nhất là thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo, liên quan đến các khoản nợ dây dưa. TS Cấn Văn Lực * Cũng có ý kiến cho rằng nên kéo lãi suất xuống thấp hơn và không nhất thiết phải duy trì lãi suất thực dương bởi việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì quan trọng hơn đối với nền kinh tế? - Đây là hai việc khác nhau. Có những DN, ngân hàng đã giảm lãi suất đến 2% mà vẫn làm ăn không hiệu quả, vì điều hành kém dẫn đến thua lỗ. Tại Việt Nam, nguồn tiền của ngân hàng vẫn chủ yếu là từ huy động trong dân, để huy động được thì lãi suất ít nhất phải cao hơn lạm phát. Đương nhiên DN đi vay luôn muốn lãi suất thật thấp nhưng ngân hàng khi quyết định cho vay phải căn cứ vào nhiều tiêu chí. Thứ nhất là mức độ rủi ro, khi mức độ rủi ro của DN đang cao thì ngân hàng sẽ không dám cho vay với lãi suất thấp. Thứ hai là căn cứ vào thời hạn, càng cho vay dài hạn thì độ rủi ro càng cao và lãi suất cũng phải cao. Hiện nay, vấn đề với đa số DN không phải là lãi suất nữa mà chủ yếu là nhu cầu kém, thủ tục vay vốn vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo, liên quan đến các khoản nợ dây dưa vòng quanh. * Như ông đã nói, nợ xấu vẫn là điểm nghẽn với dòng chảy tín dụng. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu dường như đang chậm lại khi tỷ lệ nợ xấu tăng dần, tốc độ mua nợ của VAMC giảm dần? - Nợ xấu đúng là đang được xử lý chậm, bởi những vướng mắc mà chúng ta đã biết. Một là về xử lý tài sản đảm bảo đối với nợ xấu. Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư liên tịch về xử lý tài sản đảm bảo, nhưng rõ ràng từ lúc ban hành thông tư đến thực tế còn có độ trễ chính sách. Hai là những vướng mắc liên quan đến thị trường mua bán nợ, nợ do VAMC mua về sẽ bán cho ai, bán thế nào…, hiện nay chưa được biết. Cũng phải nói rằng, nợ xấu chỉ là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, bên cạnh các nguyên nhân đã nói ở trên. * Như vậy việc chậm xử lý nợ xấu có ảnh hưởng gì đến dòng chảy tín dụng từ nay đến cuối năm hay không, thưa ông? - Như đã nói, nợ xấu vẫn cao khiến các ngân hàng phải thận trọng hơn khi cho vay. DN thì khó đáp ứng được các tiêu chuẩn về tín dụng vì vẫn vướng nợ xấu. Đương nhiên, nếu việc xử lý nợ xấu từ giờ đến cuối năm không quyết liệt thì sẽ có những ảnh hưởng. * Liên quan đến việc chậm xử lý nợ xấu, việc trì hoãn áp dụng các tiêu chuẩn phân loại nợ tại Thông tư 02 có phải là yếu tố khiến việc xử lý nợ xấu bị chậm hay không, thưa ông? Lý do này không logic. Nếu càng sớm áp dụng thông tư 02 về việc phân loại nợ xấu thì sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu càng cao. Hiện nay chúng ta đang tính tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn của Việt Nam, nếu áp dụng chuẩn mới theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu chắc chắn sẽ cao hơn. Vì vậy, không phải vì chậm áp dụng thông tư 02 mà quá trình xử lý nợ xấu bị chậm. * Xin cảm ơn ông!

Hoàng Yến

Tags:

相关文章