88Point88Point

【kqbd hn hom nay】Nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Để pháp luật thực thi hiệu quả thì đội ngũ cán bộ,ậnthứcphpluậtchođộingũcnbộcngchứcvinchứkqbd hn hom nay công chức, viên chức - những người trực tiếp thực thi pháp luật phải nắm vững và có nhận thức pháp luật một cách đúng đắn. Nhân hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức” trên địa bàn tỉnh vừa được Sở Tư pháp tổ chức, phóng viên Báo Hậu Giang ghi nhận ý kiến, giải pháp của một số đại biểu về vấn đề này.

Bà Trần Thị Xuân Trang, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Chú trọng tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên phương tiện thông tin đại chúng là khâu quan trọng, có vai trò là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với các nhóm đối tượng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đối với Hậu Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có 4 loại hình báo chí đang hoạt động, 6 trang thông tin điện tử tổng hợp, hơn 50 cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương. Với vai trò là tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân Hậu Giang, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tích cực cập nhật, thông tin các quy định mới của pháp luật, qua đó kịp thời truyền tải đến với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Thời gian tới, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng, đối với các cơ quan báo chí cần tiếp tục duy trì, cải tiến, đổi mới các chuyên trang, chuyên mục để giới thiệu và thảo luận về các quy định và vấn đề pháp luật quan trọng. Đặc biệt, mời chuyên gia pháp luật và đại diện của cơ quan chức năng tham gia trong các cuộc trò chuyện trực tiếp với khán, thính giả, bạn đọc. Ngoài ra, quan tâm khung giờ phù hợp để cán bộ, công chức, viên chức có thể tiếp cận được thông tin.

Đối với cổng/trang thông tin điện tử, các bản tin của cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành tiếp tục đăng tải, cập nhật kịp thời những quy định mới của pháp luật về lĩnh vực chuyên ngành. Trong đó, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm video, hình ảnh, infographics, câu chuyện pháp luật, để giới thiệu các quy định pháp luật một cách sinh động, dễ hiểu; tiếp tục nhắn tin thông báo các quy định pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức qua tin nhắn của thuê bao di động, Hậu Giang app,…

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị có thể sử dụng truyền thông nội bộ qua việc tuyên truyền từ email, tin nhắn nội bộ, nhóm zalo, facebook của cơ quan, đơn vị và các kênh truyền thông nội bộ để thông báo về các quy định pháp luật mới và quan trọng.

Ông Lưu Tấn Sỹ, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện Châu Thành A: Cán bộ, công chức cấp xã cần chủ động tìm hiểu pháp luật

- Trên địa bàn huyện Châu Thành A, trong những năm qua, hầu hết cán bộ, công chức cấp xã đều hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, có ý thức chấp hành, bảo vệ pháp luật. Qua đó, quá trình thực thi công vụ đảm bảo phục vụ tốt người dân, góp phần giúp kinh tế - xã hội phát triển, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. 

Thực tế cho thấy, ý thức pháp luật thấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiệu quả thực hiện pháp luật thấp. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, quá trình thực thi công vụ, đôi lúc ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế; vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật; công tác thông tin, tuyên truyền một số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa phong phú, kịp thời, làm cho quy định pháp luật chậm được thực hiện và hiệu quả thấp. Nguyên nhân này là do năng lực lãnh đạo của một số cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế; chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tính chuyên nghiệp,…

Để nâng cao nhận thực, ý thức chấp hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thì bản thân mỗi cán bộ, công chức cấp xã phải tự trang bị cho mình kiến thức, tri thức nền tảng, trong đó có hiểu biết về pháp luật theo ngành, lĩnh vực chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ được giao. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã mang tính chuyên nghiệp, có năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu và của cán bộ, công chức trong tôn trọng, chấp hành, tuân thủ và bảo vệ pháp luật, duy trì kỷ luật lao động, nội quy cơ quan, văn hóa công sở.

Ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền

- Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, PBGDPL được mở rộng đến nhiều đối tượng, địa bàn, đặc biệt với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức. Sở Tư pháp tỉnh đã chủ động phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh tổ chức tuyên truyền các văn bản liên quan đến ngành và lĩnh vực quản lý. Với phương châm “Đối tượng nào, hình thức ấy”, nội dung tuyên truyền pháp luật trở nên gần gũi và dễ hiểu, nhất là với các nhóm đối tượng đặc thù.

Trong đó, công tác tuyên truyền, PBGDPL trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức cũng như sinh hoạt “Ngày pháp luật” định kỳ; tủ sách pháp luật; thực hiện lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị tập huấn; thi tìm hiểu pháp luật… Kết quả là nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước được truyền tải sinh động, hiệu quả, đi vào thực chất.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Tư pháp, công tác này hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức bởi việc tuyên truyền tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đều khắp, sâu rộng hoặc chỉ dừng lại ở mức độ đưa thông tin pháp luật; khả năng nghiên cứu, truyền đạt, giới thiệu của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn hạn chế... Về phía đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đôi lúc chưa nghiên cứu chuyên sâu trong công việc, dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn nhiều cách hiểu khác nhau.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác PBGDPL cho nhóm đối tượng này, cần phải tiếp tục đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, cơ quan, đơn vị công tác. Tăng cường kiểm tra, đánh giá trình độ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sơ, tổng kết kịp thời việc áp dụng các quy định pháp luật để đánh giá kết quả thực hiện và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

B.B ghi nhận

赞(73)
未经允许不得转载:>88Point » 【kqbd hn hom nay】Nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức