9 nước châu Âu cấp phép cho lao động phổ thông Việt Nam
TheôngcấpgiấyphépcholaođộngphổthôngViệkết quả thuy sio thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong những năm gần đây số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tăng đều hằng năm, trung bình gần 10.000 người lao động một năm, năm 2015 là 115.980 người; năm 2016 là 126.296 người; năm 2017 là 134.751 người; năm 2018 là 143.000 người và riêng tháng 10 năm 2019 là 120.000 người.
Phần lớn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tập trung chủ yếu ở các thị trường truyền thống, trong đó thị trường khu vực Đông Bắc Á (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc) tăng mạnh, chiếm hơn 90% số lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong khi thị trường Malaysia, Trung Đông có xu hướng giảm còn 7-8%, còn lại các thị trường Bắc Phi và châu Âu.
Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), Anh không cấp giấy phép lao động cho lao động phổ thông của Việt Nam. Hiện những thị trường phổ biến mà người lao động Việt Nam đến làm việc đó là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Trong đó, Nhật Bản với số lượng dẫn đầu chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2018. Còn lại là Đài Loan, Hàn Quốc và các thị trường khác ở Trung Đông, châu Âu.
Với thị trường châu Âu, 3 năm trở lại đây Việt Nam mới có hơn 4.491 người đi theo hợp đồng. Hiện nay, chỉ có 9 quốc gia ở châu Âu cho phép lao động phổ thông Việt Nam làm việc hợp pháp gồm: Ba Lan, Litva, Hungary, Bungaria, CH Sip, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovankia, Berlarusia, Bồ Đào Nha.
Châu Âu, đặc biệt là các nước Đông Âu là nơi có cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc từ hàng chục năm lại đây, rất gần gũi và thân thiện với người Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường lao động khá khó tính, với yêu cầu thủ tục nhập cảnh vào làm việc chặt chẽ (trình độ tay nghề, kỹ năng, bằng cấp, ngoại ngữ…).
Gần đây, do kinh tế phát triển ổn định, nên một số nước khu vực châu Âu do thiếu nhận lực trong một số lĩnh vực, nên có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc. Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đã và đang triển khai thực hiện các hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở một số nước thuộc châu Âu với khoảng 6.000 người, chủ yếu ở các nước như Rumani, Ba lan, Sip, Slovakia… với mức thu nhập trung bình khoảng 500 – 1.000 USD, tùy theo từng ngành nghề, công việc người lao động làm. Bên cạnh đó, còn có một số lượng người Việt Nam đi sang các nước theo hình thức cá nhân để làm việc, kinh doanh…
Tuy nhiên, do số lượng tiếp nhận lao động của các nước này còn hạn chế, trong khi có rất nhiều người lao động có nhu cầu đến làm việc, thêm vào đó người lao động không có đủ các điều kiện tiêu chuẩn về nghề nghiệp và ngoại ngữ, tâm lý muốn được đi nhanh, không muốn mất thời gian chờ đợi, làm thủ tục theo quy định để được đi làm việc ở nước ngoài; hy vọng có mức lương, thu nhập cao hơn; nghe theo lời dụ dỗ, hay các thông tin không trung thực của các tổ chức, cá nhân môi giới, lừa đảo; người lao động không lường trước được những hậu quả, rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình di cư bất hợp pháp.
Hiện những thị trường phổ biến mà người lao động Việt Nam đến làm việc đó là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Ảnh: Internet. 4 hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp
Để làm việc hợp pháp ở nước ngoài nói chung và tại các nước châu Âu nói riêng, trước tiên lao động Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và pháp luật nước tiếp nhận lao động.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động có thể ra nước ngoài làm việc theo 4 hình thức. Thứ nhất là thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ có Giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (thường gọi là Doanh nghiệp XKLĐ hay Doanh nghiệp dịch vụ).
Hai là thông qua Tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, như Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTBXH đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, đi Nhật Bản theo Chương trình hợp tác với IM Japan, hay đi học tập và làm việc tại CHLB Đức theo Chương trình hợp tác với công ty Vivantes của Đức.
Ba là thông qua các doanh nghiệp đưa người lao động của doanh nghiệp đi làm việc ở nước ngoài theo dự án nhận thầu, khoán công trình, đầu tư ra nước ngoài hoặc đưa đi thực tập nâng cao tay nghề.
Và cuối cùng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân. Ngoài ra, thời gian gần đây có thêm hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua thỏa thuận giữa các địa phương Việt Nam với địa phương nước ngoài, chủ yếu là lao động đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc với thời hạn ngắn (3 tháng)..
Trong các hình thức đi làm việc ở nước ngoài nói trên, đối với thị trường châu Âu chủ yếu đi thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và thông qua hình thức hợp đồng cá nhân. Đối với hình thức qua các doanh nghiệp dịch vụ, sau khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với bên nước ngoài sẽ làm thủ tục đăng ký hợp đồng tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, nếu như hợp đồng được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận thì doanh nghiệp sẽ tổ chức hiện tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động và đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Đồng thời, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng khuyến cáo người lao động cần nhận thức được việc ra nước ngoài làm việc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận để được pháp luật bảo vệ, tức là đi làm việc bằng con đường hợp pháp thì mới an toàn. Để đảm bảo việc đi làm việc ở nước ngoài một cách an toàn, hợp pháp, người lao động cần phải tìm hiểu các thông tin về: Thị trường lao động ngoài nước, các quy định pháp luật liên quan đến việc đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đến đúng các doanh nghiệp, tổ chức có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
顶: 551踩: 1
【kết quả thuy si】Anh không cấp giấy phép cho lao động phổ thông Việt Nam
人参与 | 时间:2025-01-10 15:41:01
相关文章
- Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- VN leaders extend condolences to Ecuador, Japan over quakes
- SBV praised on its 65
- People’s Police Force honoured
- Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- HCMC leader wants city to up competitiveness
- Khai trừ Đảng một Phó chủ tịch xã ở Đồng Nai liên quan nhận tiền làm sổ đỏ
- PM Phúc to visit Russia and attend ASEAN
- Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- WTO Director
评论专区