您现在的位置是:La liga >>正文

【ty le cuoc c1】Giá cả tăng cao, kiểm soát lạm phát càng sớm càng tốt

La liga89人已围观

简介Giá xăng dầu tăng mạnh, cẩn trọng với mục tiêu kiểm soát lạm phát Giữ ổn định mặt bằng giá thị trườn ...

Giá xăng dầu tăng mạnh,ácảtăngcaokiểmsoátlạmphátcàngsớmcàngtốty le cuoc c1 cẩn trọng với mục tiêu kiểm soát lạm phát Giữ ổn định mặt bằng giá thị trường, kiểm soát lạm phát Linh hoạt chính sách tài khóa để đối phó với tăng giá và lạm phát Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp, hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh khó

Thời gian qua, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động nghiêm trọng cả về y tế, kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm và nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân, chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng như: tốc độ tăng trưởng đạt khá, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình kinh tế - chính trị thế giới trở nên phức tạp, xung đột Nga - Ukraine và những biện pháp trừng phạt tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu; trực tiếp là giá nhiên liệu, năng lượng, lương thực, kéo theo lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng cao.

Giá cả tăng cao, kiểm soát lạm phát càng sớm càng tốt
Mặt hàng rau, hoa quả phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi khan hiếm giá sẽ tăng. Ảnh: T.T.

Tại Mỹ, lạm phát lên đến 8,5% cao gấp 4 lần lạm phát mục tiêu hay tại châu Âu, lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua.

Trong bối cảnh đó, có ý kiến cho rằng, nước ta khi đang có cơ hội để kìm tốc độ tăng của lạm phát thì phải sử dụng, tránh để giá xăng dầu tăng tác động tới tất cả các ngành hàng hóa và khi đó sẽ khó kiềm chế, kiểm soát.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.

Trước đó, gửi kiến nghị tới Bộ Tài chính, cử tri tỉnh An Giang đề nghị tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành Trung ương cần thống nhất để có những biện pháp quản lý giá cả tốt hơn trong thời gian tới đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, giá gas… và một số gia dụng khác.

Các bộ, ngành, địa phương phải cùng vào cuộc

Bộ Tài chính cho biết, trên cơ sở nắm bắt tình hình giá cả thị trường, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá các giải pháp để giữ lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Bộ Tài chính cho biết, tại Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Quốc hội đã đề ra nhiệm vụ tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chính sách, giải pháp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế với chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 khoảng 4%.

Trên cơ sở nắm bắt tình hình giá cả thị trường những tháng cuối năm 2021, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá, các giải pháp để thực hiện ngay từ những tháng đầu năm 2022.

Theo đó, đã đặt ra yêu cầu cho công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

Cụ thể, chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu phục vụ đời sống người dân, nhất là những mặt hàng có xu hướng tăng giá như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng... Trên cơ sở đó, chủ động tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá ngay từ đầu năm để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách, lợi dụng các thời điểm lễ, tết để tăng giá bất hợp lý.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương để điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân.

Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, tiếp tục điều hành thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ. Đánh giá kỹ bối cảnh, tác động, mức độ và liều lượng điều chỉnh để có phương án điều hành phù hợp khi điều kiện cho phép.

Đồng thời, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra giá và kịp thời xử lý các sai phạm; thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo ra sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát./.

Tags:

相关文章