Chuyên gia từ các đơn vị của ĐH Huế đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và xuất bản quốc tế
Trong bảng xếp hạng lần này,ĐạihọcHuếtăngthứhạngtrongbảngxếphạket qua slovenia ĐH Huế đã vươn lên nhóm 401 – 450 của Châu Á, xếp thứ 6 trong 11 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam góp mặt trong danh sách. So với vị trí 451 – 500 trong 2 lần xếp hạng 2019 và 2020, ĐH Huế đã bắt đầu cho thấy sự chuyển mình đi lên theo đúng chiến lược phát triển, khẳng định những bước tiến quan trọng trên con đường tiệm cận top 300 ĐH hàng đầu Châu Á, đưa ĐH Huế sớm trở thành ĐH Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83 của Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI của ĐH Huế.
Không chỉ thứ bậc, điều đáng quan tâm hơn là các chỉ số xếp hạng của ĐH Huế đã cải thiện qua từng năm. Về thứ hạng theo từng tiêu chí, trong kỳ xếp hạng này, ĐH Huế có thứ hạng châu lục của 8 tiêu chí tăng so với QS Asia 2020; đặc biệt thứ hạng của tiêu chí Uy tín trong giới sử dụng lao động (Employer Reputation) lần đầu tiên đứng thứ 200 Châu Á.
Xét về điểm số cho từng tiêu chí xếp hạng, có 6/11 tiêu chí có điểm số tăng, thậm chí tăng rất mạnh.
Vị thứ của ĐH Huế trên bảng xếp hạng mới nhất
Xem xét đến kết quả hoạt động thông qua các chỉ số thống kê của QS, hầu hết các chỉ số của ĐH Huế đều tăng rõ rệt qua từng năm. Chẳng hạn, số bài báo công bố bình quân trên 1 giảng viên lần lượt là: 0,18; 0,30 và 0,38 ở các kỳ xếp hạng 2019, 2020 và 2021. Tương tự, số trích dẫn bình quân trên 1 bài báo của ĐH Huế là 2,69; 2,87 và 3,83 ở các kỳ xếp hạng 2019, 2020 và 2021.
Theo đại diện ĐH Huế, trong năm vừa qua, ĐH Huế đã có những quyết sách kịp thời, đội ngũ phụ trách bảo đảm chất lương giáo dục ĐH của ĐH Huế đã tích cực trong việc thu thập thông tin, dữ liệu, quán triệt đến các đội ngũ cán bộ, các nhà khoa học trong việc công khai các công trình nghiên cứu, khai báo đúng tên gọi của trường, quảng bá và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác đến các nhà khoa học, nhà sử dụng lao động và cả người học về ĐH Huế và trường thành viên...
Tin, ảnh: Hữu Phúc