当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi kèo ars】Nhiều ẩn họa từ “bà hỏa”

【soi kèo ars】Nhiều ẩn họa từ “bà hỏa”

2025-01-26 03:01:10 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Hiện nay đang là cao điểm mùa khô,ềuẩnhọatừbhỏsoi kèo ars nguy cơ xảy ra cháy, nổ đã được lực lượng chức năng cảnh báo thường xuyên. Mặc dù vậy, tại một số địa phương trong tỉnh, vẫn còn những nguy cơ gây cháy, nổ cao từ sự thờ ơ trong việc chấp hành các quy định của người dân.

Công an hướng dẫn người dân xử lý rác đúng quy định.

Thực tế thời gian qua, trên địa bàn Hậu Giang đã xảy ra một số vụ cháy tại các khu dân cư, trên phần đất quy hoạch chưa được triển khai xây dựng công trình. Nguyên nhân chính là do người dân bất cẩn, thiếu ý thức khi đốt cỏ, rác, đốt ong lấy mật vào buổi trưa, thời tiết nắng nóng hay hút thuốc và vứt tàn thuốc bừa bãi.

Cụ thể cách đây nửa tháng, tại Khu dân cư 586, phường VII, thành phố Vị Thanh, trong lúc đốt cỏ trồng màu trên phần đất trống, người dân đã không kiểm soát được ngọn lửa nên để cháy lan rộng với diện tích hơn 500m2. Cùng với trời nắng nóng, gió lớn lại gặp cỏ khô nên bắt lửa rất nhanh, làm nhốn nháo cả một xóm nhỏ.

Tuy nhiên, nhờ lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh triển khai 2 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ tham gia xử lý kịp thời, đám cháy mới được dập tắt hơn 3 giờ sau đó.

Thượng tá Lê Hùng Ân, Phó phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, cho rằng nếu ở những địa phương xa lực lượng chữa cháy không xuống kịp thì có khả năng đám cháy sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tài sản, con người và an ninh trật tự địa phương.

Bởi khi lửa bén, người dân thường nghĩ rằng đó chỉ là một vụ cháy nhỏ. Thế nhưng do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao cộng với việc người dân không chuẩn bị được các dụng cụ, phương tiện, nên mất kiểm soát dẫn đến cháy lan.

Sau đó vài ngày, trên diện tích đất gần 7.000m2 của ông Võ Hồng, ngụ phường I, thành phố Vị Thanh, cũng xảy ra cháy. Theo ông Hồng, do chưa dự định xây dựng hay trồng cây nên cỏ dại mọc cao, nhiều trên phần đất của gia đình.

Ông Hồng nói: “Lúc đó khoảng 12 giờ trưa, người dân sống gần đây cho hay trên phần đất của gia đình tôi xảy ra cháy. Do nhà cách xa nên khi tôi chạy vào xem thì đã cháy nhiều rồi. Bà con kể là có thấy một người trong đất tôi đi ra. Chẳng biết là có ai đốt ong hay hút thuốc vứt gây cháy hay không thì tôi chưa xác định được”.

Dù không bị thiệt hại nhưng vụ cháy cũng khiến ông Hồng lo lắng. Cho nên ông tự nhủ rằng từ đây về sau sẽ thường xuyên cắt, dọn cỏ không để um tùm, gây cháy như vụ việc vừa qua.

Thượng tá Lê Hùng Ân khuyến cáo, thông thường, một đám cháy chỉ được người dân chú ý đến khi đã bùng phát lớn. Do vậy, người dân không đốt cỏ, rác ở các khu dân cư. Nếu đốt phải có người trông coi, tưới nước xung quanh, tránh tàn lửa theo gió bay ra ngoài, sang nhà dân gây cháy.

“Trên các cánh đồng, nơi gần nhà dân và có tuyến lộ giao thông đi qua, việc đốt rơm rạ để chuẩn bị cho vụ lúa tiếp theo cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy lan. Vì nếu như có bất kỳ sự bất cẩn nào thì dù chỉ là sơ suất nhỏ cũng sẽ gây thiệt hại và ảnh hưởng người tham gia giao thông”, thượng tá Lê Hùng Ân lưu ý thêm.

Thời gian tới, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh sẽ kết hợp cùng các địa phương tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là ở các khu dân cư có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao để người dân thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

“Nếu người dân, nhất là chủ đầu tư các khu dân cư không phát quang mà đốt cỏ, đốt ong để xảy ra cháy thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và theo quy định của Nhà nước”, thượng tá Lê Hùng Ân nhấn mạnh.

Mỗi vụ cháy xảy ra, thường kèm theo sau đó là thiệt hại về tài sản, thậm chí là tính mạng con người. Rõ ràng ý thức của người dân trong phòng, chống “giặc” lửa giữ vai trò rất quan trọng. Bởi trong cuộc chiến này, nếu chỉ có sự vào cuộc của ngành chức năng là chưa đủ.

Luật Phòng cháy, chữa cháy quy định trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình về phòng ngừa cháy nổ như sau:

Chủ hộ gia đình có trách nhiệm: Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ; phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

Cá nhân có trách nhiệm: Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng; bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư: Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy; thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; căn cứ vào điều kiện cụ thể có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện, đường giao thông, nguồn nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy…

 

Bài, ảnh: HOÀI XUYÊN

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读