Cắt giảm còn 25 thủ tục hành chính về bảo hiểm
Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam những năm gần đây. Hàng năm,ướngtớihệsinhthátỷ số phạt góc hôm nay BHXH Việt Nam đều rà soát các TTHC liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành để cắt giảm, nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp (DN) tham gia chính sách. Vì vậy, số lượng thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ, thời gian thực hiện được cắt giảm tối đa từ 115 TTHC liên quan đến BHXH vào năm 2016 hiện chỉ còn 25 thủ tục TTHC.
Cán bộ Bảo hiểm Xã hội TP. Hà Nội hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID cho doanh nghiệp. |
Bên cạnh đó, ngành cũng đẩy mạnh giao dịch điện tử, người dân, DN có thể tương tác, giao dịch với cơ quan BHXH 24/7; 100% TTHC được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4. Trong năm 2021, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo các Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 của Chính phủ, các thủ tục giải quyết chính sách hỗ trợ người lao động, DN đã được ngành rút ngắn thời gian từ 5 ngày xuống chỉ còn 1 ngày làm việc so với yêu cầu; thông qua giao dịch điện tử và kịp thời cung cấp thêm 8 dịch vụ công để tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ.
Về công tác chuyển đổi số, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, đây là nội dung trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, là yêu cầu tất yếu, bắt buộc để đổi mới căn bản phương thức hoạt động của ngành BHXH. Đến nay, toàn ngành đã xây dựng, hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu (CSDL) hơn 98 triệu dân, là nền tảng CSDL quốc gia về bảo hiểm (là một trong 6 CSDL quốc gia mà Chính phủ giao BHXH Việt Nam là cơ quan chủ quản). Đồng thời, ngành BHXH liên thông, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành (nhất là CSDL quốc gia về dân cư của Bộ Công an, đến nay đã có hơn 32 triệu lượt thông tin công dân được chia sẻ để thực hiện xác thực với CSDL quốc gia về dân cư).
Đặc biệt trong năm 2021, BHXH Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng VssID - BHXH số (người dùng có thể quản lý, kiểm soát quá trình tham gia, thụ hưởng; thực hiện các dịch vụ công trên ứng dụng) và có gần 30 triệu người cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID. Đồng thời, BHXH triển khai xây dựng đề án tổng thể về chuyển đổi số; từng bước hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0” để phục vụ người dân, DN với các dịch vụ cơ bản (dịch vụ tin nhắn SMS; dịch vụ thanh toán trực tuyến; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời tự động bằng trí tuệ nhân tạo)…
Tiếp tục ưu tiên nguồn lực triển khai các hoạt động chuyển đổi số
Theo ông Nguyễn Thế Mạnh, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, bắt buộc để đổi mới căn bản phương thức hoạt động của ngành, góp phần xây dựng thành công Chính phủ số. Ông Mạnh chia sẻ: “Tôi cho rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, nếu không ngừng đổi mới, thực hiện chuyển đổi số thì sẽ rất bị lạc hậu, bỏ lại phía sau. Vì vậy, quá trình liên tục đổi mới và hoàn thiện, xây dựng, phát triển ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi an sinh cho mọi người dân và người lao động”.
Do đó trong thời gian tới, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung, ưu tiên nguồn lực, quyết liệt, đẩy mạnh triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong từng lĩnh vực công tác của ngành với lộ trình theo từng phân kỳ, giai đoạn cụ thể. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện CSDL quốc gia về bảo hiểm, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới (định danh trực tuyến, liên kết tài khoản, ứng dụng ví điện tử để thanh toán và chi trả các chế độ…) để hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0”, với mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất quyền lợi của DN, người dân và các chủ thể tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Ông Nguyễn Thế Mạnh cho biết thêm, tại Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2021-2025, dự kiến đến năm 2025, ngành sẽ triển khai thành công CSDL quốc gia về bảo hiểm. Bên cạnh đó, ngành BHXH cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành một số tiêu chí như: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. 100% người dân, DN sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam. 90% hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam có liên quan đến người dân, DN đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
Đồng thời, thông tin của người dân, DN đã được số hóa và lưu trữ tại các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành sẽ không phải cung cấp lại; cung cấp dữ liệu mở theo quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; duy trì kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống báo cáo của BHXH Việt Nam với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; 95% hồ sơ công việc của ngành được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 50% người tham gia BHXH, BHYT có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, trong đó có 40% sử dụng ứng dụng VssID…
Tiếp nhận 126,7 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh |