当前位置:首页 > Thể thao

【quả bóng đá mới nhất】Tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối NSW và tự động hóa ở mức cao

tat ca cac quy trinh thu tuc hai quan da ket noi nsw va tu dong hoa o muc cao

Đã có 68 TTHC của 11 Bộ,ấtcảcácquytrìnhthủtụchảiquanđãkếtnốiNSWvàtựđộnghóaởmứquả bóng đá mới nhất ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, xử lý hơn 1,46 triệu hồ sơ của 23.700 DN

Xử lý hàng triệu hồ sơ qua Cơ chế một cửa

Với vai trò là Cơ quan thường trực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và tạo thuận lợi thương mại, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành nỗ lực triển khai các nội dung theo đúng kế hoạch, lộ trình đặt ra.

Thống kê mới nhất đến ngày 31/8/2018, đã có 68 thủ tục hành chính (TTHC) của 11 Bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, xử lý hơn 1,46 triệu hồ sơ của 23.700 DN.

Bên cạnh việc triển khai tại các cảng biển quốc tế, từ ngày 15/11/2017, Cơ chế một cửa quốc gia đã được triển khai tại các cảng hàng không quốc tế trên cả nước với sự tham gia kết nối của trên 40 hãng hàng không quốc tế khai thác các chuyến bay chở hành khách và hàng hóa đến Việt Nam và xuất phát từ Việt Nam.

Riêng Tổng cục Hải quan, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và được tự động hóa ở mức độ cao với 99,65% DN tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan chỉ từ 1-3 giây (đối với hàng luồng xanh), thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ làm việc (đối với hàng luồng vàng).

Cùng với việc triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, năm 2017, cơ quan Hải quan đã triển khai hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, cảng hàng không, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của DN, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Việc triển khai thực hiện Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 đã tạo nhiều thuận lợi cho DN. Theo đó, DN có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối internet, kịp thời, chính xác, qua đó, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK của DN xuống bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Từ đầu năm 2018, Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin C/O mẫu D điện tử với 4 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan) và sử dụng chứng từ này làm căn cứ để áp dụng mức ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Hiện nay, Việt Nam đang phối hợp với Brunei, Campuchia, Philippines để thiết lập, kết nối hệ thống phục vụ trao đổi thí điểm C/O form D; đồng thời đang phối hợp với Thái Lan, Indonesia và Malaysia thiết lập hệ thống phục vụ trao đổi thí điểm tờ khai hải quan ASEAN.

Không chỉ dừng lại trong khu vực, Việt Nam cũng đang đàm phán để hoàn thiện các Nghị định thư về trao đổi thông tin kết nối với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU); thống nhất các yêu cầu kỹ thuật và chuẩn bị xây dựng hệ thống để trao đổi thông tin tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ.

Với vai trò là đơn vị đầu mối, cơ quan Hải quan đã phối hợp với các Bộ liên quan triển khai thực hiện Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa XNK.

Theo đó, một số Bộ, ngành đã bắt đầu thay đổi phương pháp quản lý và kiểm tra chuyên ngành, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Số tờ khai nhập khẩu thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu đã giảm xuống còn 19,4% năm 2017 (năm 2015, tỷ lệ này là 30%).

Tổng cục Hải quan cũng đã thực hiện phối hợp với các Bộ, ngành rà soát loại bỏ những quy định chồng chéo, quy định đối tượng miễn kiểm tra chuyên ngành, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ kiểm tra chuyên ngành, xây dựng, ban hành Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành kèm mã số HS.

Ông Phạm Duyên Phương, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan đánh giá rằng: Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại thời gian qua đã góp phần thúc đẩy triển khai chủ trương cải cách TTHC theo các Nghị quyết của Chính phủ. Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, kết quả triển khai vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra. Số lượng thủ tục triển khai còn thấp so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (đạt 68/252 thủ tục); số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2017, số lô hàng bị kiểm tra chuyên ngành chiếm khoảng 19% tổng số lô hàng xuất nhập khẩu); hiệu lực hiệu quả kiểm tra chuyên ngành còn thấp, còn nhiều chồng chéo và trùng lặp; phí kiểm tra xuất nhập khẩu còn cao.

Giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành


Để khắc phục những tồn tại, thời gian tới, ông Phương cho biết: Ngành Hải quan đã dặt ra mục tiêu rõ ràng. Đó là: Đến năm 2020, 100% các TTHC liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Đến năm 2020, công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK được thực hiện theo nguyên tắc chỉ kiểm tra tại cửa khẩu đối với các mặt hàng tác động đến an toàn xã hội, an ninh quốc gia, môi trường đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, phải kiểm dịch hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Đối với các mặt hàng khác, việc kiểm tra về chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy chuyển sang hậu kiểm hoặc dựa trên đánh giá mức độ tuân thủ của DN, mức độ rủi ro của hàng hóa theo từng thời kỳ và phải dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể; trường hợp không thể ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải có phương pháp kiểm tra công khai, minh bạch.

Riêng trong năm 2018, Bộ Tài chính cùng các Bộ, ngành phấn đấu hoàn thành kết nối 138 thủ TTHC thông qua, trong đó hoàn thành ít nhất 130 TTHC theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ. Phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15%; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Tổng cục Hải quan sẽ quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại như:

Hoàn thiện cơ sở pháp lý, nỗ lực cải cách TTHC;

Phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương xây dựng và ban hành, triển khai Kế hoạch hành động chi tiết của Bộ, ngành mình ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN;

Cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020.

分享到: