Nó cũng nằm trong lộ trình phát triển kỳ thi ĐH,ổchứckỳthiquốcgiaKhôngnênchầnchừnữquay thu st CĐ “3 chung” từ năm 2002 nhưng bị trì hoãn mãi đến nay. Cho nên tôi hơi ngạc nhiên khi có một số vị đã hoặc đang lãnh đạo ngành giáo dục lại cho rằng chủ trương này là “quá đột ngột”. Tôi rất tâm đắc với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cần tổ chức một kỳ thi quốc gia chung từ năm 2015, không nên chần chừ nữa. Tuy nhiên, việc tổ chức kỳ thi thế nào cho tốt cũng cần bàn. GS-TSKH Lâm Quang ThiệpNên chọn phương án 2Về ba phương án mà bộ nêu, theo tôi, phương án 1 là phương án “bảo thủ”, không khoa học, vì vẫn dựa quá nhiều vào tính ngẫu nhiên ngay từ việc lựa chọn môn thi, không bao quát được chương trình học. Đó là phương án giẫm chân tại chỗ, tiếp tục quá trình trì trệ không thay đổi. Phương án 2 là phương án khoa học và tiến bộ, nên lựa chọn và tích cực chuẩn bị để thực hiện phương án này. Cũng có thể điều chỉnh phương án 2 chút ít: mọi thí sinh bắt buộc phải thi toán và ngữ văn, còn ba môn sau cho phép chọn hai hoặc thi cả ba môn (đối với các thí sinh có năng lực toàn diện và muốn có nhiều phương án chọn vào đại học). Phương án 3 không ổn vì môn ngữ văn, đặc biệt phần tiếng Việt, rất quan trọng đối với mọi thí sinh, phải để riêng, không nên gộp chung vào đề tổng hợp về khoa học xã hội. Thật ra ở phương án 2 và 3 gọi đề thi là “bài thi” không chính xác, nên gọi là đề thi tổng hợp thì đúng hơn, khác với đề thi đơn môn ở phương án 1, vì từ bài thi dành để chỉ bài làm của thí sinh. Phương pháp trắc nghiệm Về công nghệ ra đề thi cho các kỳ thi tiêu chuẩn hóa quy mô lớn như kỳ thi quốc gia của chúng ta, hiện nay phần lớn các nước tiên tiến trên thế giới vẫn sử dụng chủ yếu phương pháp trắc nghiệm. Chủ trương này đã được xác định ngay từ ngày đầu thực hiện kỳ thi “3 chung” vào năm 2002, nhưng do một số ý kiến phản đối của những người ít nghiên cứu về phương pháp đánh giá nên Bộ GD-ĐT chỉ dừng lại ở bốn môn trắc nghiệm. Khi xét từng khía cạnh, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau, nhưng về tổng thể có thể nói: chất lượng của kỳ thi bằng đề trắc nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào đề thi, còn chất lượng của kỳ thi bằng đề tự luận phụ thuộc chủ yếu vào năng lực người chấm. Đối với đề thi trắc nghiệm, chúng ta có thể tăng chất lượng nhờ quy trình lâu dài hằng năm để xây dựng, thử nghiệm và chỉnh sửa các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Trong khi đó tìm đủ người có năng lực để chấm các bài thi tự luận dài trong thời gian ngắn cho một kỳ thi rất đông thí sinh là điều không thể. Với các môn rất cần đánh giá khả năng diễn đạt hoặc giải quyết vấn đề như ngữ văn và toán chúng ta có thể thêm một đề tự luận ngắn, giới hạn thí sinh làm trong khoảng 30 phút, trình bày không quá một trang A4. Chúng ta có thể sử dụng một kỳ thi cho hai mục tiêu tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học vì bản chất hai kỳ thi đều là đánh giá thành quả học tập theo chương trình phổ thông. Tuy nhiên, để phục vụ việc tuyển sinh đại học thì cần mở rộng đối tượng được phép dự thi, chẳng hạn những người đã thi nhưng được điểm thấp muốn nâng điểm để dự tuyển đại học, hoặc những người tự học, không học phổ thông nhưng muốn có điểm để được xác định trình độ và dự tuyển đại học.
Theo GS Lâm Quang Thiệp (Tuổi trẻ) |