您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【keobongda hom nay】Doanh nghiệp “nòng cốt” trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ 正文

【keobongda hom nay】Doanh nghiệp “nòng cốt” trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ

时间:2025-01-12 13:31:26 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Đây là khẳng định của TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tạ keobongda hom nay

Đây là khẳng định của TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tại Diễn đàn kinh tế vùng Bắc Trung bộ 2019 với chủ đề: “Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ” do VCCI phối hợp với các địa phương tổ chức chiều ngày 18/10,ệpnòngcốttrongpháttriểnkinhtếvùngBắcTrungbộkeobongda hom nay tại Hà Nội.

Vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước

Theo số liệu thống kê, số doanh nghiệp của vùng Bắc Trung bộ chỉ có khoảng 400.000 doanh nghiệp, khoảng 300.000 hộ kinh doanh. Đây là con số khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển của vùng. Mục tiêu xây dựng những mô hình liên kết, hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa đồng bộ,… vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

doanh nghiep nong cot trong phat trien kinh te vung bac trung bo

TS Vũ Tiến Lộc đánh giá, hiện nay, khu vực này vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước. Mặc dù đã có những dự án về công nghiệp như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dự án về nông nghiệp của TH True milk... tuy nhiên, xét về dân số, vùng Bắc Trung bộ chiếm 15% dân số cả nước nhưng số doanh nghiệp chỉ chiếm 5,5%, điều này thể hiện trình độ phát triển của doanh nghiệp khu vực này bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Đây chính là điểm nghẽn trong phát triển của vùng Bắc Trung bộ. “Thiếu doanh nhân là nguyên nhân của sự kém phát triển của kinh tế, điều này đúng ở mọi nền kinh tế”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế hàng đầu, cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương đã cùng nhau trao đổi, xác định rõ nét hơn những nút thắt, đóng góp những phân tích, gợi ý chính sách, đề ra những giải pháp tăng cường nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp, gia tăng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Đồng thời, kết nối giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng kinh tế vùng, giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm gia tăng sức ảnh hưởng và hướng đến tính hiệu quả lan tỏa đầu tư của kinh tế vùng Bắc Trung bộ.

Các chuyên gia cho rằng, động lực tăng trưởng của vùng Bắc Trung bộ nói chung và doanh nghiệp nói riêng còn yếu và thiếu bền vững. Phát triển công nghiệp còn thiếu các dự án lớn, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo… Sự thiếu hoàn thiện của kết cấu hạ tầng vùng Bắc Trung bộ bao gồm cả phần cứng và phần mềm đang là rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp vùng Bắc Trung bộ. Theo đó, hạ tầng giao thông đường bộ vẫn là phương thức vận tải chính nhưng tính liên kết yếu, năng lực khai thác của một đoạn đường bộ quy mô thấp, chất lượng xấu, một số bến cảng biển vượt công suất như bến Chân Mây vượt 168% công suất; đường sắt quy mô, công nghệ lạc hậu; nhiều đường sắt hạn chế tải trọng, các cảng hàng không đều vượt công suất thiết kế; đường thủy nội địa chỉ khai thác được ở các cung đoạn ngắn… Khả năng liên kết giữa các phương thức vận tải còn chưa cao, tổ chức vận tải không khu vực còn ở dạng đơn phương.

TS Vũ Tiến Lộc nhận định, thể chế cho phát triển kinh tế các tỉnh vùng Bắc Trung bộ còn thiếu, chưa đồng bộ, đặc biệt là về thể chế phân cấp, quản lý kinh tế và thể chế liên kết vùng là nguyên nhân khiến kinh tế vùng Bắc Trung bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của mình.

Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư

Là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, vùng Bắc Trung bộ là địa bàn đặc biệt, có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc kết nối, mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế. Để phát huy tiềm năng, lợi thế của mảnh đất này, ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, cần tiếp tục xúc tiến xây dựng hệ thống giao thông ven biển các tỉnh Bắc miền Trung, phục vụ doanh nghiệp phát triển du lịch, phát triển các khu đô thị ven biển. Đồng thời, nâng cấp mạng lưới logistics tại các cảng biển phục vụ xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. “Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực Bắc miền Trung. Theo đó, mỗi tỉnh đề xuất 3 - 5 cụm ngành, sản phẩm mà địa phương có thế mạnh để tham gia cụm liên kết và kêu gọi đầu tư”,ông Nguyễn Dung nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Tiến Trình - Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh - cho rằng, ngoài hỗ trợ nguồn vốn, doanh nghiệp cần có cơ chế thông thoáng hơn trong khu vực đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt thu hút doanh nghiệp lớn với vai trò dẫn dắt sẽ tạo cơ hội liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và sản phẩm quốc gia theo ngành và lợi thế của vùng; tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng lưới xuất khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu, như phụ liệu ngành dệt may, ngành y tế, công nghệ thông tin, nông nghiệp....; xây dựng cơ chế đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của nhau.

Bà Vũ Thị Hoàng Điệp - Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng, cần đổi mới tư duy, xác định các yếu tố bứt phá quan trọng để tập trung tối đa đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng và địa phương trong giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời đẩy mạnh liên kết vùng, trong đó tăng cường liên kết nội vùng để phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng, các địa phương trong vùng.

Khẳng định liên kết là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công, nhất là trong thời kỳ hội nhập 4.0, trong đó, doanh nghiệp ở vị trí trung tâm, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, “suy cho cùng, liên kết có thành công hay không thể hiện ở việc doanh nghiệp có liên kết được với nhau hay không. Chúng ta có liên kết được toàn cầu hay không quan trọng ở việc chúng ta có liên kết được với nhau hay không”.

Trong khuôn khổ diễn đàn, ban tổ chức trao Bằng khen của Chủ tịch VCCI cho các doanh nghiệp tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ.