当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kèo cá cược bóng đá ngoại hạng anh】Thiếu hụt ngân quỹ: Được phát hành tín phiếu ngắn hạn? 正文

【kèo cá cược bóng đá ngoại hạng anh】Thiếu hụt ngân quỹ: Được phát hành tín phiếu ngắn hạn?

2025-01-10 16:56:06 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:584次

thieu hut ngan quy duoc phat hanh tin phieu ngan han

Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Hà Nội. Ảnh: T.Hằng

Đầu tư ngân quỹ phải linh hoạt

Theo KBNN, quản lý ngân quỹ Nhà nước là việc đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước (NSNN), các quỹ tài chính Nhà nước, tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân tại KBNN theo cách thức có hiệu quả. Trong đó, việc quản lý ngân quỹ là xây dựng và duy trì hệ thống tài khoản thanh toán tập trung của KBNN để đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu thu, chi của ngân quỹ Nhà nước; tổ chức dự báo ngân quỹ Nhà nước, cả ngắn hạn và dài hạn; thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc vay bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân quỹ Nhà nước; quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ Nhà nước.

Dự thảo quy định đối tượng áp dụng gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước; các đơn vị, tổ chức và cá nhân có mở tài khoản để giao dịch thanh toán tại KBNN theo chế độ quy định; KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng có quan hệ về quản lý ngân quỹ Nhà nước với KBNN.

Liên quan đến việc đầu tư và vay bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân quỹ Nhà nước. Dự thảo quy định ngân quỹ Nhà nước nhàn rỗi được KBNN sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực như tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể cơ chế tạm ứng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách trung ương và cho ngân sách tỉnh, thành phố; Mua lại trái phiếu Chính phủ như đầu tư qua đêm trên thị trường tiền tệ, gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại. Đồng thời khi dự báo ngân quỹ Nhà nước tạm thời thiếu hụt thì KBNN được phép vay bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân quỹ Nhà nước từ các kênh như vay qua đêm trên thị trường tiền tệ hoặc phát hành tín phiếu kho bạc ngắn hạn.

Về nguyên tắc đầu tư ngân quỹ Nhà nước, Dự thảo nhấn mạnh việc đầu tư ngân quỹ Nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và hiệu quả; Ưu tiên đối với các khoản đầu tư như tạm ứng cho ngân sách trung ương và tỉnh, thành phố; Mua lại trái phiếu Chính phủ; Khoản đầu tư ngân quỹ Nhà nước có đảm bảo, đầu tư vào các ngân hàng thương mại Nhà nước và các khoản đầu tư có mức lãi suất cao nhất. Mức độ và điều kiện giao dịch về đầu tư ngân quỹ Nhà nước phải được điều chỉnh một cách linh hoạt, kịp thời và phù hợp với khả năng thu, chi ngân quỹ Nhà nước và tình hình tiền tệ tại từng thời điểm.

Địa phương được dư nợ tạm ứng tối đa 30%

Dự thảo cũng quy định rõ hạn mức đầu tư ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho NSNN. Theo đó, tổng mức dư nợ tạm ứng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách trung ương tại một thời điểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ; Tổng mức dư nợ tạm ứng ngân quỹ cho ngân sách tỉnh, thành phố tối đa không vượt quá 30% tổng mức dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của từng ngân sách tỉnh, thành phố đó.

Đối với đầu tư qua đêm và gửi có kỳ hạn thì tại một ngân hàng thương mại ở thời điểm không được vượt quá 10% khả năng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm đó; Tại tất cả các ngân hàng thương mại không vượt quá 50% khả năng ngân quỹ.

Việc sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn như: Tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dự phòng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi phát sinh đột xuất của NSNN, mua lại trái phiếu Chính phủ và tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại; tỷ lệ tổng mức đầu tư ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi của tất cả các đối tượng (tạm ứng NSNN, mua lại trái phiếu Chính phủ, đầu tư qua đêm và gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại) so với tổng nguồn vốn hình thành ngân quỹ Nhà nước.

Dự thảo Nghị định cũng quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị liên quan trong việc quản lý ngân quỹ Nhà nước. Đơn cử như Bộ Tài chính có trách nhiệm trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngân quỹ Nhà nước, đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách quản lý ngân quỹ với chính sách tiền tệ, quản lý nợ và quản lý ngân sách; Tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý ngân quỹ Nhà nước của KBNN...

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư ngân quỹ Nhà nước hoặc vay bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân quỹ Nhà nước trên thị trường tiền tệ theo quy định của pháp luật. KBNN được thành lập một đơn vị trực thuộc để thực hiện nghiệp vụ về quản lý ngân quỹ Nhà nước như tổ chức thống kê, theo dõi và dự báo về tình hình thị trường tài chính- tiền tệ để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý ngân quỹ; tổ chức ứng dụng CNTT, hiện đại hoá hoạt động quản lý ngân quỹ Nhà nước...

T.Hằng

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜