【bxh u19 nga】Buôn bán hàng giả mạo sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

 人参与 | 时间:2025-01-24 22:12:16

Theônbánhànggiảmạosẽbịtruycứutráchnhiệmhìnhsựbxh u19 ngao nghị định, hàng giả được xác định là: Hàng không có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên hoặc như đã đăng ký; hàng hoá có hàm lượng, định lượng chất chính thấp dưới 70% so với tiêu chuẩn; thuốc phòng bệnh cho người và vật nuôi không có dược chất hoặc hàm lượng thấp so với đăng ký; thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất…; hàng giả mạo về nhãn hàng hoá, bao bì như giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số đăng ký, tem, nhãn, địa chỉ…; hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ…

Hàng vi sản xuất hàng giả sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng.
Hàng vi sản xuất hàng giả sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng.

Hình thức phạt tiền được áp dụng xử phạt tùy theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm. Trong đó, hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị phạt từ 100 nghìn đồng - 70 triệu đồng; còn hành vi sản xuất hàng giả mức phạt từ 200 nghìn đồng - 100 triệu đồng.

Theo đó, hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng - 30 triệu đồng, tùy giá trị hàng giả tương đương hàng thật.

Trong trường hợp hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên.

Đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, mức phạt tiền từ 3- 7 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị đến 3 triệu đồng; phạt tiền từ 7-10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 3- 5 triệu đồng;...; phạt tiền từ 40- 60 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm thì mức phạt cũng gấp 2 lần các mức nêu trên, nhưng không quá 100 triệu đồng.

Riêng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ thì áp dụng các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để xử lý. Người vi phạm có thể phải chịu các hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; buộc phải tiêu huỷ hoặc thu hồi trong điều kiện quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả… Các trường hợp có dấu hiệu tội phạm sẽ được chuyển cơ quan điều tra xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/3/2013.

Duy Anh

顶: 33786踩: 713