【f88 tài xỉu】Tiến trình đô thị hóa Vị Thanh thời công nghiệp hóa

Tên thị xã Vị Thanh tồn tại trong kháng chiến chống Mỹ,ếntrnhđthịhaVịThanhthờicngnghiệf88 tài xỉu cho đến sau ngày giải phóng - năm 1978 thì giải thể. Từ đó xuống một cấp, thành thị trấn Vị Thanh, là huyện lỵ của huyện Long Mỹ; rồi sau đó lên huyện Vị Thanh.

Một góc đô thị Vị Thanh ngày nay.

Giai đoạn này, do thực hiện chủ trương tập trung đầu tư cho nông nghiệp, lại gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nên không có kinh phí tu bổ kết cấu hạ tầng đô thị.

Mặt nào đó, có thể nói giai đoạn thị xã Vị Thanh sau ngày giải phóng và suốt giai đoạn tồn tại - thị trấn Vị Thanh không những chưa bắt đầu tiến trình “đô thị hóa”, mà trái lại tính chất “nông thôn hóa” còn lấn lướt khu vực nội thị.

Sang thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị xã Vị Thanh tái lập vào năm 1999; rồi trở thành tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang vào năm 2004 và thành phố Vị Thanh năm 2010. Đây là thời kỳ đô thị hóa Vị Thanh lần thứ hai sau chiến tranh, với tốc độ nhanh chóng, mạnh mẽ, mang lại nhiều hiệu quả, qua các chặng đường.

Khi trở lại vai trò thị xã, trong nhiều định hướng phát triển, Đảng bộ Vị Thanh nhấn mạnh mục tiêu: “Tập trung chỉnh trang, nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng thị xã ngày càng khang trang; tương xứng là trung tâm kinh tế, xã hội của khu vực giáp ranh 3 tỉnh: Cần Thơ - Bạc Liêu - Kiên Giang”.

Giải pháp có tính đột phá để thực hiện mục tiêu trên là thị xã bắt tay ngay vào việc khởi động tiến trình đô thị hóa. Trong đó, hoàn thiện hệ thống giao thông và chỉnh trang đô thị là việc làm cấp bách.

 Để lập lại trật tự, văn minh trong hoạt động thương mại tại nội thị, năm 2000, thị xã tiến hành di dời chợ, từ đường Trần Hưng Đạo (mé kinh Xà No) về đường 1/5 (cạnh kinh Mương Lộ) và chợ Hai Bà Trưng. Đồng thời cải tạo nhà lồng chợ bách hóa tổng hợp; sửa chữa lại bến xe, tàu. Nhờ vậy, hoạt động mua bán đi vào nề nếp hơn, thùng rác công cộng được lắp đặt. Ban đêm hầu hết tuyến đường nội ô đều có đèn chiếu sáng.

Tại các phường mới lập, nơi nào mở đường, nhà phố mọc lên sau đó theo quy hoạch.

Cụ thể là ở khu vực phường III, dọc theo tuyến Quốc lộ 61 hướng Hỏa Lựu và Đường tỉnh 932 (đoạn qua nội thị là đường Trần Hưng Đạo), phía giáp xã Vị Đông (huyện Vị Thủy). Đến cuối năm 2003, tiến trình đô thị hóa và chỉnh trang đô thị trên địa bàn (từ năm 2000-2003), đạt được nhiều thành tựu; thời điểm này, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 376 tỉ đồng, trong đó tổng vốn đầu tư các công trình giao thông là 211,6 tỉ đồng.

Kết quả tiến trình đô thị hóa: phường VII ra đời ngày 1-8-2003. Địa bàn phường dọc theo kinh Xà No - Quốc lộ 61, diện tích 616ha, dân số 6.625 người do tách ra từ xã Hỏa Lựu. Trụ sở xã Hỏa Lựu dời về khu vực rạch Cái Su, giao trụ sở xã (cũ) làm trụ sở phường VII.

Từ 7 phường, xã (năm 1999) đã “nở” ra thành 9 phường, xã (năm 2009), cho thấy tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, với nhiều khu dân cư mới. Nhiều công trình giao thông có tầm chiến lược được xây dựng và nâng cấp, mở rộng đưa vào sử dụng. Nhiều dự án, công trình y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khu dân cư cũng đã hoàn thành: Bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 giường, nhà thi đấu thể thao đa năng, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng cộng đồng, trường trung cấp kinh tế kỹ thuật.

Hệ thống mạng lưới chợ tiếp tục được mở rộng, chỉnh trang, nâng cấp tạo bộ mặt mới trong giao thương: Siêu thị Co.opmart - hình thức thương mại hiện đại đầu tiên ra đời tại Vị Thanh. Trung tâm thương mại Cái Nhúc (sau gọi là chợ Vị Thanh) được xây dựng mới, cùng nâng cấp chợ Hai Bà Trưng, chợ Phường IV, chợ Phường VII.

Đặc biệt từ ngày 1-1-2004, thị xã Vị Thanh trở thành tỉnh lỵ Hậu Giang, tiến trình đô thị hóa càng được quan tâm, đẩy mạnh, với nhiều công trình hạ tầng đô thị được đầu tư, nâng cấp.

Ngày 28-11-2009 khánh thành và đưa vào sử dụng tuyến bờ kè chống sạt lở kinh Xà No giai đoạn I, dài 12km. Công trình nhằm ngăn chặn sạt lở, góp phần chỉnh trang đô thị, tạo mỹ quan đặc sắc của đô thị sông nước, phục vụ dịp Festival Lúa gạo Việt Nam lần I tại tỉnh Hậu Giang.

Kết quả trên gắn liền với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh từ 35% (năm 2005) lên đến 68% (năm 2009); góp phần tác động đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ “Nông nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Thương mại, Dịch vụ”, chuyển sang cơ cấu “Thương mại, Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng và Nông nghiệp chất lượng cao”.

So sánh tỷ trọng cơ cấu kinh tế thời điểm năm 2000 và 2009 cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp giảm nhanh, thương mại, dịch vụ tăng khá mạnh.

Tính chung trong 10 năm, thị xã đã tranh thủ ngân sách tỉnh đầu tư, huy động vốn từ các thành phần kinh tế, tổng cộng gần 5.000 tỉ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; một con số quả thật khổng lồ, được đầu tư trong thời gian không dài đối với một đô thị trẻ. Ngày 15-12-2009, Chính phủ công nhận thị xã Vị Thanh đạt các tiêu chuẩn đô thị loại III, về đích sớm hơn 1 năm theo kế hoạch.

Ngày 28-9-2010, tỉnh Hậu Giang làm lễ công bố Nghị quyết 34/NQ-CP ngày 23-9-2010 của Chính phủ: thành lập thành phố Vị Thanh, bao gồm toàn bộ diện tích 11.867ha, dân số gần 100.000 người thuộc 5 phường và 4 xã của thị xã Vị Thanh hiện hữu.

Qua 10 năm xây dựng, thành phố Vị Thanh mở rộng được Chính phủ công nhận đạt các tiêu chí đô thị loại II, vào ngày 19-12-2019. Tất cả những nỗ lực, tập trung đầu tư của tỉnh, của thành phố sau chặng đường xây dựng phát triển, đã mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo động lực mới cho tiến trình đô thị hóa; làm thay đổi toàn diện thành phố Vị Thanh hôm nay.

VỊ THANH

Cúp C2
上一篇:Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
下一篇:Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới