Năm 1963,êutròcủacácsiêuthịNhândanhgiárẻkết quả cúp quốc gia brazil khu đại siêu thị đầu tiên của nước Pháp tại ngoại ô thủ đô Paris có tên là Carrefour đã đi vào hoạt động. Cơ ngơi này chẳng mấy chốc sau đó trở thành kênh phân phối sản phẩm lớn thứ hai trên thế giới. 50 năm sau, mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi. Giờ đây, Michel- Edouard Leclerc vẫn rất xứng danh với cha mình khi xưa, vẫn luôn lặp đi lặp lại điệp khúc: “Chúng tôi luôn bán hàng giá rẻ nhất”. Thế sự xoay vần, cuộc cạnh tranh giảm giá giữa các siêu thị đã kéo thêm được nhiều thương hiệu khác nữa tại Pháp vào cuộc.
Ảnh minh họa: internet
Người tiêu dùng bị “dắt mũi”
Một quãng thời gian dài nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng người tiêu dùng luôn bị “dắt mũi” bằng cả khối thông tin và lời nói đầy vẻ dẫn dụ và khiêu khích từ những ông chủ siêu thị, vốn luôn tự phong mình là người “đứng ra bảo vệ quyền lợi và sức mua của người tiêu dùng”! Và phương pháp thì vẫn không thay đổi: để giữ cho giá cả hàng hóa luôn rẻ nhất ắt phải có lượng hàng nhiều và nhiều nữa. Thế là các siêu thị không còn có sự chọn lựa nào khác, họ cạnh tranh nhau ráo riết, dẫn đến triệt tiêu nhau. Việc gia tăng số lượng hàng hóa của các siêu thị vẫn không tính đến sức mua của người tiêu dùng có giảm hay không, như Michel- Edouard Leclerc (ông chủ siêu thị E. Leclerc) thừa nhận: “Chúng tôi luôn bị đẩy lên phía trước”. Và một đồng nghiệp khác của ông ta thêm vào: “Chúng tôi không thể nào thoát ra được cái mô hình mà chúng tôi đã nghĩ ra”.
Những nạn nhân đầu tiên của họ chính là những nhà công nghiệp lớn nhỏ trong ngành lương thực thực phẩm: Họ trở thành các “con tin”, bị các siêu thị “nhào nặn”, nếu không muốn nói là họ bị “bắt chẹt”, bị “siết cổ”. Trong khi đó, các siêu thị luôn bác bỏ mọi cáo buộc. Mặc dù trong một phát biểu rất nghiêm túc, rất tỉnh táo và rất gây ngạc nhiên trên tuần san chuyên đềISA, ông chủ Georges Plassat của tập đoàn siêu thị Carrefour đã từng tiết lộ rằng nếu như “Chúng tôi tiếp tục như thế, chúng tôi sẽ gặp tai họa”, bởi hậu quả là “Cuộc chiến về giá cả sẽ kết thúc trên đống hoang tàn” và càng thảm hại hơn khi cuộc chiến đó gây ra hệ lụy là làm “Giảm đầu tư, giảm công ăn việc làm, việc nghiên cứu cải tiến mới bị đình trệ và xuống dốc”.
Ngành thực phẩm suy thoái dưới sức ép của siêu thị
Song phải chăng nước Pháp đã ý thức được nhưng đã muộn về sự suy thoái của ngành công nghiệp lương thực thực phẩm? Đây là ngành đứng đầu nước Pháp về doanh thu và tạo công ăn việc làm nhưng nay đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng chưa từng thấy. Chỉ số đầu tư vào việc cải tiến hệ thống đang ở mức thấp nhất. 297 doanh nghiệp đã đóng cửa vào năm 2012 khiến 3.900 người bị mất việc làm và dự đoán cuối tháng 6-2013 này có thể sẽ có thêm trên 5.000 người nữa bị sa thải.
Hẳn phải kết tội các nhà phân phối hàng hóa, tức các siêu thị, bởi từ nhiều năm nay họ đã lạm dụng vị thế quyền lực của mình để áp đặt giá cả lên hàng hóa và phương pháp vận hành kinh doanh của mình lên các nhà cung ứng hàng hóa, thậm chí khi cần, các siêu thị sẵn sàng làm trái luật. Ví dụ, Bộ Kinh tế-Tài chính và Công nghiệp Phápđãchỉ rõ: “Có hiện tượng lạm dụng ngân quỹ mà một nhà cung ứng nào đó chi ra để khuyến mãi sản phẩm”. Bởi lẽ trong khi các siêu thị tung ra các chương trình khuyến mãi như phát hành “thẻ khách hàng trung thành” hay “phiếu giảm giá”… thì oái oăm thay, chính các nhà doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa cho các siêu thị sẽ phải “gồng mình” ra để chi trả các khoản chi phí khuyến mãi này.
Bộ Kinh tế-Tài chính và Công nghiệp Pháp ghi nhận:“Một vài siêu thị còn đi xa đến mức quảng bá rầm rộ cho các mức giá siêu rẻ hoặc thực hiện giảm giá cho một sản phẩm nào đó trong suốt nhiều tuần liên tiếp, trong khi theo hợp đồng đã ký, họ chỉ được giảm giá trong thời gian một tuần lễ duy nhất mà thôi. Và chính các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa sẽ phải chịu thiệt về tài chính từ các chương trình giảm giá này của siêu thị”.
Hiện nay lại có thêm một mối đe dọa mới, đó là việc Bộ Kinh tế-Tài chính và Công nghiệp Pháp nghi ngờ có hiện tượng các siêu thị chiếm đoạt từ các nhà cung ứng các khoản khấu trừ thuế (tax credit) dành cho cạnh tranh và tạo công ăn việc làm. Đa số các siêu thị khi đi mua hàng đều biết rõ các khoản nợ của các cơ sở cung cấp hàng cho mình. Từ đó, trong quá trình đàm phán, siêu thị có thể chủ động “ra giá” các khoản hỗ trợ và tự quy định cho các đơn vị cung ứng các khoản “phải trả” sau này… Một nhà cung ứng đã giải thích như sau: “Giờ đây, khi ngồi đàm phán với nhau, nhiều đối tác mua hàng cứ dúi mũi vào chiếc máy vi tính và loay hoay với các bảng tính Excel, để cuối cùng họ tự quy định giá và bắt ép chúng tôi phải chấp thuận”.
Cung cấp hàng kém chất lượng để đối phó giá cả
Cách đây không lâu, nhiều siêu thị còn chọn hình thức đặt mua hàng ào ạt và với số lượng lớn để ngừa khả năng “cháy hàng” cũng như để giảm phí lưu kho. Một nhà cung ứng cáo buộc: “Lấy ví dụ như vào ngày thứ ba, họ báo cho chúng tôi hai đơn đặt hàng, trong đó đơn hàng đầu tiên phải được giao ngay vào ngày hôm sau, còn đơn hàng còn lại thì giao vào ngày thứ bảy. Và nếu như chúng tôi không thể giao kịp vào ngày thứ tư, chúng tôi sẽ phải chịu phạt và đơn hàng giao ngày thứ bảy xem như cũng bị hủy luôn. Thế là bỗng chốc chính chúng tôi phải chịu chi phí cho số lượng hàng phải lưu kho trong suốt một tuần đó”.
Và còn một rối rắm khác là giá cả nguyên vật liệu lên xuống thất thường. Một doanh nghiệp sản xuất nhỏ tại vùng Provence (đông- nam nước Pháp) đã bày tỏ thất vọng như sau: “Trong vòng bốn năm, giá nguyên vật liệu để làm bánh ngọt đã tăng 46%, trong khi chúng chiếm một nửa giá thành sản phẩm mà chúng tôi làm ra. Đáng lẽ ra tôi đã phải tăng giá 30% để bù vào khoản chi phí bị đội lên này, đó là chưa kể đến chi phí nhiên liệu và các khoản thuế. Nhưng tôi đã không tăng giá bán ra nên phải chịu mất đi tám chấm trong tỉ lệ lãi gộp (gross margin). Cho nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà cung ứng đã sử dụng các nguyên vật liệu kém chất lượng hơn nhưng sẽ được lợi là chúng rẻ hơn. Như người ta đã từng thay thịt bò bằng thịt ngựa vậy”.
Tuy nhiên, những cáo buộc này đã bị các siêu thị nhanh chóng gạt phắt đi như trở bàn tay. Họ thích hơn việc thu lợi nhuận béo bở từ những tập đoàn đa quốc gia như Nestlé, Danone, Pernod Ricard, Ferrero, Kraft… Song một trong những tập đoàn đa quốc gia của Pháp đã đáp trả như sau: “Các siêu thị luôn tạo cho chúng tôi cảm giác là họ đang khỏe mạnh. Nhưng chúng tôi hoạt động trên phạm vi quốc tế và do đó chúng tôi đạt được kết quả tốt hơn, vì thế chúng tôi hạ chuẩn hoạt động của mình ngay trên đất Pháp”. Có lẽ cũng chính vì lý do đó mà Danone và Coca-Cola đã thông báo nhiều sa thải việc làm tại Pháp. Thế cho nên các siêu thị Pháp chắc là sẽ “hận” các tập đoàn đa quốc gia lắm, tuy đó là những đối tác luôn đầy ắp vốn.
Các siêu thị tỏ ra ưu ái các nhà cung ứng nào tỏ ra “dễ bảo”, “non tay” và “thiếu phương tiện”, hơn là trông cậy vào các gã khổng lồ. Sở dĩ họ làm vậy là để có thể kiểm tra xem các điều kiện kinh doanh đã được ký kết có được tôn trọng trên toàn nước Pháp hay không. Trong khi họ khoe rằng mình luôn “đứng ra bảo vệ những doanh nghiệp nhỏ”, siêu thị cũng tung hô mình là “người bảo vệ chất lượng các sản phẩm đặc trưng của địa phương” như thịt tươi sống, thịt nguội, rượu vang, pho-mát…
Trong tất cả cuộc thương thuyết, các siêu thị luôn thừa lý lẽ để đưa ra những lập luận xác đáng trước chính phủ và tổng thống, bởi hơn bao giờ hết, nhà nước Pháp luôn quan tâm đến vấn đề công ăn việc làm là trên hết. Về phía các nhà sản xuất và cung ứng hàng hóa, họ thường có thái độ chấp nhận, như một nhà công nghiệp nhìn nhận: “Các siêu thị có tiếng tăm lớn, rất đáng sợ, họ cố ý tạo ra hình ảnh xấu của chúng tôi trước công chúng, như thể chúng tôi là những kẻ đi xúi giục việc tiêu thụ các thức ăn không đạt chuẩn nhưng hiển nhiên, toàn bộ bối cảnh sự việc đó đã được các siêu thị dàn dựng sẵn. Phải nhìn nhận là họ mạnh. Do đó chúng tôi cần phải biết dựa vào một trong số họ để có thể tự bảo vệ được mình”. |
Tường Nguyễn/PLTP