Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực thương mại điện tử từ năm 2015 đến 2021. Số liệu mới nhất của Cục Thương mại điện tử và Kinh tếsố (Bộ Công thương) cho thấy,ặngcuốichiếmkhoảngtổngchiphívậnchuyểhoàng anh gia lai vs hà nội trong 6 tháng năm 2023, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùngcả nước.
Mặc dù phải đối mặt với những thách thức, lĩnh vực vận chuyển và logistics qua mạng vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, logistics giao hàng chặng cuối (last-mile delivery) tại Việt Nam vẫn chưa phát triển vì thiếu một hệ thống hạ tầng chuyên nghiệp và vững chắc.
Giao hàng chặng cuối đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến trải nghiệm của 97% người mua sắm trực tuyến. |
Trao đổi với phóng viên liên quan đến nội dung này, TS. Đặng Thanh Tuấn – Trưởng Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho hay, hiện nay, các phương pháp giao hàng chặng cuối truyền thống chủ yếu dựa vào xe máy, không đủ để đáp ứng các yêu cầu đa dạng và thay đổi liên tục của các đơn hàng thương mại điện tử. Đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong khi đó, giao hàng chặng cuối đóng một vai trò quan trọng trong cảnh quan kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh sự tăng trưởng đáng kể của thương mại điện tử. Chiếm khoảng 28% tổng chi phí vận chuyển và có thể tới 53% trong trường hợp giao hàng theo yêu cầu (on-demand).
Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm của 97% người mua sắm trực tuyến. Hiệu quả và đáng tin cậy trong giao hàng chặng cuối không chỉ là yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận và danh tiếng của các doanh nghiệpthương mại điện tử.
Chưa kể, yêu cầu nghiêm ngặt cho giao hàng chặng cuối ở mức hiệu quả đang dần nổi lên, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và các nền kinh tế đang phát triển.
Vì vậy, việc thiết lập một giải pháp giao hàng chặng cuối bền vững trong lĩnh vực quản lý logistics và chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng. Giải pháp này không chỉ nhằm đảm bảo giao hàng nhanh chóng và hiệu quả để đáp ứng mong đợi của khách hàng, mà còn cố gắng tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận và giảm thiểu tác động đến môi trường.
TS. Đặng Thanh Tuấn – Trưởng Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Quốc tế Hồng Bàng. |
Theo TS. Đặng Thanh Tuấn, để tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối cần đầu tưvào công nghệ và tự động hóa quy trình giao hàng, cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và cải thiện khả năng theo dõi thời gian thực. Nắm bắt cơ hội này đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo để đáp ứng sự tăng trưởng đáng kể trong thị trường thương mại điện tử.
Đặc biệt, để đáp ứng tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam, cần tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Dự báo từ năm 2021 đến 2025, ngành logistics tại Việt Nam cần khoảng 200.000 lao động, tăng 12% so với năm 2020.
Các công ty logistics cần hợp tác với trường đại học và tổ chức đào tạo để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đầu tư vào chương trình đào tạo và tạo điều kiện thu hút và giữ chân những nhân viên chuyên nghiệp là chìa khóa để đối mặt với thách thức này.