Năm 2021,ảmcơhộiđầutưlướtsóngvàbang sep hang y vàng là một kênh đầu tưtương đối rủi ro vì biến động phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh trên thế giới và trong nước. |
Áp lực từ lợi suất trái phiếu Mỹ và USD
Vàng giảm trong thời gian gần đây do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, USD hồi phục, cho dù Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD nhằm hồi phục kinh tế.
Trên thực tế, vàng luôn là tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh lạm phát, song kim loại quý này đang mất dần tính hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư khi lợi suất trái phiếu, USD tăng. Lợi tức và đồng bạc xanh tăng mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, ngân hàngtrung ương không thể không đẩy mạnh mua trái phiếu để làm dịu lo ngại lạm phát tăng đột ngột. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 1,772%, chạm mức cao nhất trong 14 tháng qua là nguyên nhân dẫn đến vàng giảm giá.
Trong khi đó, USD Index - chỉ số đo lường sức khỏe USD ngày 30/3 trên thị trường thế giới nhảy vọt lên 93,26 điểm. Việc triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 tại Mỹ lan rộng và dự kiến hoàn tất tiêm cho 90% người trưởng thành trước ngày 19/4 đã khiến USD tăng mạnh. Vì vậy, Fed đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD cũng không làm suy yếu USD, mà ngược lại, chỉ số USD tiếp tục vượt mức cao nhất trong 1 tháng qua đã nhấn chìm giá vàng.
Các nhà phân tích dự báo, giá vàng sẽ giảm về mức 1.640 - 1645 USD/ounce trong thời gian tới, nếu lợi suất trái phiếu Mỹ và USD tiếp tục tăng.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Kitco News, đà tăng mới của USD, lợi suất trái phiếu lên cao và sự lạc quan của nhà đầu tư đang tác động lớn đến tâm lý trên thị trường vàng. Thêm vào đó, áp lực chốt lời của các quỹ đầu tư vàng trên thế giới cũng khiến mặt hàng này khó có thể bật tăng trong thời gian gần đây.
Hãng tin Bloomberg đưa tin, trong phiên giao dịch 29/3, một số quỹ đầu tư đã bán 14,1 tấn vàng, trong đó SPDR Gold Shares bán 6,4 tấn. Có thể, các thông tin trên làm giới đầu tư tài chínhlo ngại việc trú ẩn vốn vào vàng là bất lợi, nên giảm lượng vàng nắm giữ, dịch chuyển dòng tiền vào các kênh sinh lời khác. Vì thế, giá vàng liên tục “bốc hơi”.
Độ vênh vẫn lớn
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ cho rằng, sở dĩ vàng giảm giá mạnh do tình hình dịch bệnh trên toàn cầu đã dần được kiểm soát, khi người dân được tiêm vắc-xin. Thêm vào đó, sự lên ngôi của các đồng tiền ảo cũng thu hút nguồn tiền của nhà đầu tư, thay vì tìm đến hầm trú ẩn vàng như năm 2020.
Khi giá vàng thế giới giảm mạnh, giá vàng trong nước cũng giảm theo, nhưng nhỏ giọt hơn, khiến độ vênh giữa vàng quốc tế và Việt Nam lên đến 8,5 - 9 triêu đồng/lượng. Điều này khiến không ít người mua vàng đầu năm nay đã bị lỗ đến 1-2 triệu đồng/lượng khi vàng SJC mất mốc 54 triệu đồng/lượng.
Theo Chủ tịch SJC Phú Thọ, việc không liên thông giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế đã dẫn đến tình trạng trên. Giá vàng trong nước có nhiều thời điểm lỗi nhịp với thế giới.
Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, ông Huỳnh Trung Khánh cũng cho hay, vàng trong nước cao hơn thế giới do bất cân xứng cung - cầu trong nước, khi thị trường vàng nội địa không được liên thông với thế giới. Với mức chênh lệch giữa giá vàng Việt Nam và quốc tế quá lớn như hiện nay, khó có thể tránh được tình trạng nhập lậu vàng, chạy máu ngoại tệ. Trong khi đó, việc cho nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nữ trang trong nước cũng chưa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép.
Trước hiện tượng vàng trong nước cao hơn giá quốc tế, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã kiến nghị NHNN cho phép được nhập vàng nguyên liệu để cân bằng cung - cầu. “Việc nhập vàng nguyên liệu sẽ không ảnh hưởng đến tỷ giá, vì Việt Nam đang xuất siêu. Ngược lại, theo tôi, nếu không cho nhập vàng chính ngạch sẽ khó tránh việc nhập vàng lậu và điều đó sẽ tác động lên tỷ giá chợ đen và chảy máu ngoại tệ”, ông Khánh nói.
Nhận định về triển vọng giá vàng trong 3 quý còn lại của năm 2021, ông Khánh cho rằng, việc bơm tiền của Mỹ cũng như các ngân hàng trung ương châu Âu sẽ đưa một lượng tiền lớn ra thị trường, khiến lạm phát tăng mạnh trong thời gian tới. Trong khi đó, kinh tế sẽ mất một thời gian dài mới có thể hồi phục, kể cả khi đã có vắc-xin, nên vàng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ. Vàng vẫn được dự báo không khó để lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce trong năm nay, nhưng khó có thể tăng mạnh như năm 2020.
Trong dự báo giá vàng mới nhất, các nhà phân tích tại ngân hàng Goldman Sachs vẫn giữ nguyên triển vọng tăng giá vàng trong năm nay, đạt mức 2.300 USD/ounce. ANZ cũng dự đoán giá vàng có thể tăng lên 2.300 USD/ounce vào cuối năm 2021, đánh dấu mức đỉnh cho chu kỳ tăng giá của vàng.