当前位置:首页 > Thể thao > 【số liệu thống kê về melbourne city gặp newcastle jets】Quản lý thuế kinh doanh TMĐT: Sửa nhiều luật mới giải được quyết tận gốc vấn đề

【số liệu thống kê về melbourne city gặp newcastle jets】Quản lý thuế kinh doanh TMĐT: Sửa nhiều luật mới giải được quyết tận gốc vấn đề

2025-01-09 10:54:14 [Cúp C2] 来源:88Point

quan ly thue kinh doanh tmdt sua nhieu luat moi giai duoc quyet tan goc van de

Ảnh Internet.

Kinh doanh TMĐT là một loại hình mới đang phát triển mạnh ở các nước trên thế giới. TMĐT có ưu điểm nổi bật hơn so với kinh doanh truyền thống là,ảnlýthuếkinhdoanhTMĐTSửanhiềuluậtmớigiảiđượcquyếttậngốcvấnđềsố liệu thống kê về melbourne city gặp newcastle jets tính linh hoạt cao về mặt cung ứng và giảm thiểu phí tổn cho các đối tác, góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, thời gian gần đây TMĐT đã phát triển mạnh dưới hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo... thông qua các phương tiện truyền hình, website TMĐT, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội.

Theo Tổng cục Thuế, về cơ chế, chính sách, Luật Quản lý thuế hiện hành đã tạo nền tảng và cho phép cơ quan Thuế chủ động trong quản lý người nộp thuế kinh doanh trong môi trường truyền thống và TMĐT, thông qua các điểm trọng yếu như cơ chế tự khai - tự nộp; nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên thứ 3 (bao gồm cả thông tin dạng dữ liệu điện tử), hiện đại hóa công tác quản lý thuế (khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử).

Tuy nhiên, để thực sự thúc đẩy giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng, đồng thời vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế, mở rộng cơ sở thu thuế, vừa đảm bảo ngăn ngừa, phòng chống được các hệ quả tiêu cực, thì cần phải có các quy định cụ thể và các biện pháp quản lý thuế đối với hình thức kinh doanh mới này.

Chính vì vậy, dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online, đảm bảo để người nộp thuế có điều kiện tiếp cận và bắt kịp với TMĐT.

Đồng thời, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng việc sửa đổi 1 luật có thể khắc phục ngay tình trạng khó quản lý và thất thu thuế đối với TMĐT.

Đánh giá về những quy định quản lý mới đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) lần này đã có một bước tiến lớn và đã tiếp thu, điều chỉnh những vấn đề thực tiễn phát sinh, chuyển động theo hướng phù hợp với định hướng cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và phục vụ nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo ông Đâụ Anh Tuấn, riêng về quản lý thuế với hoạt động kinh doanh trên mạng, dự thảo luật đã giải quyết được vấn đề lớn là: đã kinh doanh là phải nộp thuế, qua đó tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Bài toán thu thuế kinh doanh qua mạng là vấn đề đau đầu không chỉ của Việt Nam mà cả các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, việc luật hóa rất quan trọng, bởi qua đó tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước tăng cường phối hợp trong công tác quản lý.

Thực tế cho thấy, hiện rất nhiều người kinh doanh cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác hạ tầng mạng thông qua các kênh như Google, Facebook… để thực hiện hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, theo ông Tuấn, vai trò Nhà nước không phải ngăn cấm, hạn chế, mà là khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, song vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng chức năng quản lý thuế.

Tuy nhiên, đại diện VCCI cũng thừa nhận, việc thu thuế của các mô hình này còn rất nhiều khó khăn do chưa thể tìm được cách hiểu đúng và thống nhất về mô hình kinh doanh mới này. Đơn cử như về Grab, dù thương hiệu này đã thực hiện mô hình thí điểm 2 năm vừa qua song vẫn có cách hiểu khác nhau không chỉ giữa các đơn vị kinh doanh mà ngay cả trong Chính phủ, giữa các bộ như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tư pháp hay cơ quan liên quan.

“Vì vậy cần thảo luận, trao đổi, học tập kinh nghiệm nước khác và tiến hành thí điểm chính sách theo phạm vi hẹp. Chẳng hạn giữa các thành phố khác nhau áp dụng mô hình thu thuế khác nhau. Qua đó, Nhà nước tìm được mô hình quản lý nào vừa thúc đẩy phát triển vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước và thu được thuế, sau đó sẽ nhân rộng mô hình trên toàn quốc”, đại diện VCCI đề xuất.

Ngoài ra, ông Đậu Anh Tuấn cũng cho rằng, để quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, cần phải sửa nhiều luật mới giải quyết được tận gốc của vấn đề. Đồng thời, phải có quy định hạn chế không dùng tiền mặt và cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Nhà nước mới quản lý tốt người nộp thuế.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读