【ket qua tran bi】Kinh tế 2017: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

时间:2025-01-10 10:32:05来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

kinh te 2017 co hoi va thach thuc cho doanh nghiep

Sản suất hàng dệt may XK tại Công ty May Sài Gòn 3. Ảnh: Nguyễn Huế

Với chiến lược tăng trưởng và yêu cầu phát triển bền vững thì những nhân tố mới,ếCơhộivàtháchthứcchodoanhnghiệket qua tran bi điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2017 là chưa nhiều và còn hạn chế. Trong bối cảnh các cải thiện đổi mới trong môi trường kinh doanh diễn ra khá chậm chạp. DN Việt Nam vẫn tiếp tục đổi mới với nhiều thách thức từ khó khăn của môi trường kinh doanh trong nước đến áp lực cạnh tranh gia tăng gay gắt từ hội nhập khu vực và quốc tế.

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng cơ hội phát triển bền vững của DN Việt Nam là rất lớn, để khai thác tốt các cơ hội, theo các diễn giả, Chính phủ cần có lộ trình cụ thể hơn để đẩy nhanh việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, duy trì kinh tế vĩ mô ổn định và hiệu quả, tạo điều kiện cho DN hoạt động và phát triển. Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN theo hướng tăng đầu tư các nguồn lực từ đổi mới công nghệ và tăng năng lực quản trị DN, khâu đột phá có ý nghĩa quyết định là cải cách thể chế đồng bộ và hiệu quả.

Nhận định về cơ hội và thách thức cho DN Việt Nam trong năm 2017, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, trong năm 2016, tuy mục tiêu tăng trưởng chưa đạt được như Quốc hội đề ra nhưng Việt Nam vẫn là một trong quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, số DN đăng kí mới đã tăng kỉ lục với trên 100.000 DN. Điều quan trọng nhất là niềm tin của cộng đồng DN đang trở lại và xu hướng hình thành một quốc gia khởi nghiệp đang lan rộng. DN có niềm tin vì nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc hơn, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 dự báo sẽ cao hơn mức 2,3% của năm 2016, dự kiến sẽ đạt gần 3% vào năm 2018. Như vậy xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới rất rộng, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên cũng có những tín hiệu đáng lo ngại về khủng hoảng nợ công ở các nước, làn sóng di cư, sự kiện Anh rút khỏi EU… Điều này sẽ ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam vì độ mở của kinh tế Việt Nam rất lớn. Ở trong nước, mô hình tăng trưởng chịu nhiều áp lực về mặt nội tại vì dựa trên tăng trưởng về vốn, khai thác tài nguyên, năng suất lao động rất thấp, đây chính là điểm yếu then chốt của nền kinh tế Việt Nam. Về vĩ mô nợ công tăng, tỉ lệ nợ công cao, nên ngân sách phải chi trả cả nợ cũ và nợ mới tạo áp lực lạm phát. Khó khăn của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của DN. Chưa kể đến những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dân số đang già đi.

Thừa nhận tầm quan trọng của cải cách thể chế đối với hoạt động của DN, tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng phải có sự đồng hành sự cải cách thể chế của Chính phủ với sự nâng cao quản trị của DN mới có thể tạo ra năng lực cạnh tranh mới của nền kinh tế Việt Nam vì chúng ta đang ở giai đoạn quản trị sẽ là chìa khóa của thành công.

"Trong khi đó, theo khảo sát của mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu tại 60 nền kinh tế trên thế giới thì Việt Nam đang xếp là 1 trong 20 nền kinh tế có chỉ số về tinh thần khởi nghiệp cao nhất, tuy nhiên Việt Nam cũng nằm trong 20 nền kinh tế có trình độ quản trị DN kém nhất, do vậy vấn đề đặt ra cho các DN hiện nay là phải tập trung nâng cấp về trình độ quản trị”, ông Lộc nhấn mạnh.

"Từ thực tiễn phát triển kinh tế trong nước quý 1 và tình hình kinh tế thế giới, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, bức tranh đầu tư và kinh doanh cho DN năm 2017 có nhiều cơ hội và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi DN nâng cao quản trị, đổi mới sáng tạo, thực hiện tái cơ cấu, liên kết, tham gia chuỗi giá trị trong nước hội nhập toàn cầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

相关内容
推荐内容