Dấu hiệu nhận biết
Tình trạng tán phát tin giả,ảnhgiáctingiảtrênmạngxãhộbxh thổ nhĩ kỳ tin sai sự thật trên MXH đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng lợi dụng MXH để tuyên truyền, vu khống, ý đồ kích động chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối loạn về thông tin,... Chúng lợi dụng các sự kiện "nóng", các "vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội" để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận, thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất,...
Mạng xã hội cũng là nơi các đối tượng phát tán tin giả, tin sai sự thật gây ảnh hưởng an ninh, trật tự, thiệt hại về kinh tế,...
Điểm chung của tin giả thường có các tiêu đề giật gân, thu hút. Nội dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Phần lớn tin giả là thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn không rõ ràng. Các thông tin đó thường xuất phát từ những trang web, tài khoản, kênh thường xuyên tung tin giả hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo chí hay cơ quan nhà nước quản lý. Do vậy, khi nghi ngờ một tin giả, chúng ta cần xem xét nguồn tin; kiểm tra tác giả, thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết; sau đó đọc kỹ toàn bộ nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn, đối chiếu với thông tin trên báo chí chính thống; tìm hiểu những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên người, địa phương, thời gian,... không? Với những tin chung chung, không rõ tên nhân vật, địa danh,... cụ thể, chúng ta cần kiểm chứng lại. Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, nhiều lỗi chính tả. Thông thường, các tin giả được tạo ra dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thật nhưng được làm giả ở những nội dung quan trọng nhất.