当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【c2 bxh】Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh 正文

【c2 bxh】Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh

来源:88Point   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-25 23:46:09
Tại Lễ kỷ niệm,ọngtổchứcLễkỷniệmnămNgàythànhlậptỉc2 bxh Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.

Đến dự Lễ kỷ niệm có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo các tỉnh bạn; các vị khách quốc tế tỉnh Attapư, Sê Kông, Chămpasắc, Salavan (nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào), tỉnh Rattanakiri, Stungtreng (Vương quốc Campuchia); các lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh.

Tại Lễ kỷ niệm, ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum cho biết, Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum là dịp để địa phương ôn lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển và lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Kon Tum (theo tiếng Ba Na có nghĩa là Làng Hồ), mảnh đất ở phía Bắc Tây Nguyên từ xa xưa đã có con người cư trú với bằng chứng tiêu biểu là Di chỉ khảo cổ học Lung Leng thuộc hậu kỳ đồ đá cũ. Con người đã tồn tại và phát triển trên vùng đất giàu tài nguyên, từ đời này qua đời khác, trải qua vô vàn biến động, thử thách. Trong đó, phải kể đến sự hiện diện từ rất sớm của các dân tộc tại chỗ như: Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai, Giẻ-Triêng, B’râu, Rơ Mâm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau trong một thiết chế xã hội cổ truyền duy nhất: đó là làng.

Trong tiến trình lịch sử, từ những thập kỷ đầu, sau Công nguyên, vùng đất này đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh xâm chiếm của các vương quốc Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm La, cũng như sự thu phục của triều đại phong kiến nhà Lê. Từ năm 1471, vua Lê Thánh Tông bước đầu đã thiết lập chính sách quản lý và bảo vệ đối với vùng đất thiêng liêng này của giang sơn Việt Nam.

Với vị thế là một địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng ở Bắc Tây Nguyên, Kon Tum luôn là một trong những mục tiêu trọng yếu trong kế hoạch xâm lược của các thế lực ngoại xâm. Chính vì thế mà ngay sau khi đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy thống trị tại đây. Ngày 9/2/1913, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum, bao gồm một vùng đất đai rộng lớn ở khu vực Bắc Tây Nguyên nhằm tăng cường cai trị và khai thác tài nguyên tại vùng đất này. Tỉnh Kon Tum ra đời từ đó.

Không cam chịu làm nô lệ cho thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã anh dũng đứng lên, đoàn kết đấu tranh chống lại ách xâm lược của kẻ thù, trong đó, nổi bật là phong trào Nước Xu của đồng bào Xê Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng và phong trào lập làng chiến đấu ở xã Xốp do Già làng A Mết lãnh đạo, đã đi vào tác phẩm văn học Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, trở thành biểu tượng của tinh thần anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của các dân tộc Tây Nguyên nói chung.

Trong quá trình thực hiện chính sách khai thác thuộc địa và nhằm tiêu diệt những người yêu nước, thực dân Pháp đã cho xây dựng Nhà ngục Kon Tum và Nhà ngục Đăk Glei để đày ải tù chính trị. Cũng chính tại Nhà ngục Kon Tum, những "hạt giống đỏ" đã nảy mầm, Kon Tum sớm thành lập tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên - Chi bộ binh, vào cuối tháng 9/1930. Từ đây, các cuộc đấu tranh lưu huyết, Cuộc đấu tranh tuyệt thực của những người Cộng sản tại Nhà Ngục Kon Tum làm nên bản tráng ca sống mãi với thời gian. Nơi đây là ngọn cờ thúc đẩy phong trào đấu tranh của Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum không ngừng phát triển, cùng với cách mạng tháng 8/1945 ở Kon Tum giành thắng lợi.

Ngay sau khi giành thắng lợi, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum nhanh chóng được thành lập. Từ cuối năm 1945, các chi bộ Đảng ở tỉnh Kon Tum được hình thành và tiến tới thành lập Tỉnh ủy lâm thời Kon Tum (tháng 2/1946).

Trải qua 2 cuộc kháng chiến, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum dưới sự lãnh đạo của Đảng đã anh dũng đấu tranh góp phần làm thất bại các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ chiến thắng Măng Đen, Măng Bút, Kon Praih tháng 01/1954 đến đồng khởi với nổi dậy ở Tà Bót tháng 9/1960, rồi Đăk Tô - Tân Cảnh mùa hè 1972 và chiến thắng 16/3/1975 lịch sử giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, góp phần vào Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, thống nhất nước nhà. Mỗi một chiến công đều có đóng góp quan trọng của những người con ưu tú của núi rừng tỉnh Kon Tum như: Anh hùng A Xâu, Anh hùng A Mét, Anh hùng Thanh Minh Tám, Anh hùng A Tranh, nữ anh hùng Y Buông… đi vào những trang sử vàng của dân tộc, đã, đang và sẽ sống mãi trong trái tim người dân Kon Tum và các dân tộc Tây Nguyên.

Thực hiện Nghị quyết 245 của Bộ Chính trị, ngày 29/10/1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung bộ ra Quyết định sáp nhập hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Plei Ku.

Bước vào công cuộc xây dựng, củng cố thành quả cách mạng sau năm 1975, tỉnh Gia Lai - Kon Tum gặp vô vàn khó khăn, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực phản động.

Mặc dù vậy, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đứng vững trên mảnh đất địa đầu của “mái nhà” Đông Dương và đã đạt được những thành quả nhất định về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Do diện tích của tỉnh rộng, địa hình hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn nên khó có điều kiện chăm lo đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thể theo nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 02 tỉnh lấy tên là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum. Lịch sử tỉnh Kon Tum lại được viết tiếp những chương mới hào hùng.

Trong thời gian đầu tái thành lập tỉnh, điều kiện của tỉnh Kon Tum hết sức khó khăn, hầu như phải bắt tay xây dựng lại từ đầu. Nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu sản xuất cây lương thực truyền thống; giao thông trong thế ngõ cụt, nhiều xã không có đường giao thông đến trung tâm; đời sống Nhân dân khó khăn nhiều mặt. Qua quá trình chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với dân số gần 590.000 người.

Với sự phát triển không ngừng trên các lĩnh vực, kinh tế - xã hội tỉnh nhà có những điểm sáng đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh luôn duy trì mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chú trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,86%; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Diện mạo nông thôn và đô thị không ngừng đổi mới; các tuyến giao thông huyết mạch được đầu tư, góp phần phá thế ngõ cụt, tạo nên hành lang kết nối với các tỉnh lân cận. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, công tác đối ngoại đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đây là điều kiện để giúp Đảng bộ, quân và dân tỉnh Kon Tum vượt qua khó khăn, tiếp tục giành được những thành tựu trong chặng đường sắp tới.

“Nhìn lại chặng đường 110 năm, là cơ sở để chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó quyết tâm xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển. Để thực hiện được điều đó, chúng ta phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh đi vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Cải cách hành chính mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa, nhất là thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thu hút các nhà đầu tư. Tích cực tranh thủ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Trung ương và huy động tối đa các nguồn lực xã hội để đầu tư, hoàn thiện cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là giao thông, hạ tầng đô thị và nông thôn”, ông Trang cho hay.

Lịch sử 110 năm tỉnh Kon Tum là chặng đường đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất vẻ vang, rất tự hào của vùng đất, của con người nơi đây. Đồng bào các dân tộc ở Kon Tum đã đoàn kết, gắn bó keo sơn trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Càng tự hào về truyền thống quê hương Kon Tum, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm to lớn của mình đối với tương lai phát triển của tỉnh nhà. Với khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn thách thức, năng động, quyết tâm đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và tiến bộ.

Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum. Ảnh: D.N

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã đạt được trong những năm qua.

Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng cho biết, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát triển vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng. Để tỉnh Kon Tum tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn, đồng chí đề nghị, các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ đảng viên và đồng bào các dân tộc trong tỉnh cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí, tiềm năng, lợi thế cùng những khó khăn, thách thức của tỉnh nhà; rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương trong những năm qua, phát huy cao độ truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng của tỉnh, khơi dậy mạnh mẽ ý chí khát vọng vươn lên, biến nó thành sức mạnh, thành hành động cụ thể của mỗi tổ chức đảng, của mỗi cán bộ đảng viên, nhân dân chung sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương Kon Tum phát triển nhanh, bền vững và tươi đẹp hơn.

Kon Tum cần tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, rừng, khoáng sản, năng lượng, nguồn nước, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi... khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên để thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, nhất là lĩnh vực du lịch xanh, công nghiệp chế biến nông sản. Đặc biệt là đánh thức tiềm năng dược liệu quý và giá trị của cây sâm Ngọc Linh, xây dựng thành vùng trồng, chế biến dược liệu tập trung của quốc gia.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng yêu cầu Kon Tum coi trọng quản lý tốt tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, trên cơ sở ứng xử hài hòa với thiên nhiên, lấy bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững trong tương lai để cho con cháu chúng ta mai sau có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì vậy, không phát triển kinh tế bằng mọi giá, kiên quyết loại bỏ những dự án, hoạt động gây ô nhiễm môi trường; quan tâm hơn nữa trong hành động và bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chặn các hành vi phá rừng, phải bảo vệ giữ gìn thật tốt chiếc áo màu xanh cho đại ngàn Tây Nguyên; chăm lo bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch; tập trung vận động, tuyên truyền đồng bào xóa bỏ các phong tục lạc hậu không phù hợp; khơi dậy lòng tự hào, ý chí, khát vọng vươn lên, tạo động lực tinh thần mạnh mẽ cho đồng bào các dân tộc bảo quê hương Kon Tum, để tiếng cồng chiêng, tiếng đàn T’rưng, đàn Krông Búk, những bài sử thi, những bản trường ca hùng tráng Tây Nguyên mãi mãi ngân vang trong không gian văn hóa đại ngàn.

Với vị trí xung yếu về quốc phòng - an ninh, phên dậu quốc gia, Kon Tum phải quan tâm củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; củng cố cơ sở chính trị vùng cao, biên giới, giải quyết tốt những vấn đề phức tạp ngay từ cơ sở, không để hình thành "điểm nóng". Thực hiện tốt công tác đối ngoại, tăng cường củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác đoàn kết, hữu nghị với các tỉnh của Lào và Campuchia; xây dựng tuyến biên giới hữu nghị, hợp tác ổn định và phát triển, phấn đấu để Kon Tum trở thành giao thương, kết nối hội tụ tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.

"Quan tâm coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Coi trọng công tác phê bình và tự phê bình, đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phát huy tinh thần chủ động đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, làm hiệu quả vì sự nghiệp chung. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội. Không ngừng xây dựng, gìn giữ, củng cố và vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc", Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng yêu cầu. 

标签:

责任编辑:Cúp C2