当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【trận đấu al feiha gặp al-nassr】Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản

Tăng tốc gỡ “thẻ vàng” IUU tháo “nút thắt” xuất khẩu hải sản sang EU
Thị phần thủy sản,áogỡkhókhănchodoanhnghiệpthủysảtrận đấu al feiha gặp al-nassr rau quả tại EU chỉ chiếm vài phần trăm sau hơn 2 năm thực thi EVFTA
Doanh nghiệp thủy sản thiếu vốn mua nguyên liệu sản xuất
Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H
Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sao Ta (FMC), tình hình khó khăn đã được dự báo khá sớm và không tránh khỏi. Không ít doanh nghiệp thủy sản rơi vào tình cảnh bị đối tác hoãn giao đơn hàng đã ký kết, thậm chí hủy một số đơn hàng đã thỏa thuận hay chậm chạp trong việc trao đổi kế hoạch kinh doanh năm sau…

Tuy vậy, việc cắt giảm lao động chưa diễn ra ở các doanh nghiệp thủy sản. Hiện các doanh nghiệp đang nỗ lực duy trì sản xuất, đề xuất tháo gỡ khó khăn.

Cũng theo ông Hồ Quốc Lực, cái khó cho doanh nghiệp không đơn thuần là đơn hàng, là việc làm, là thu nhập người lao động khi Tết đang đến gần. Các doanh nghiệp có nhiều vốn có thể khó khăn chỉ dừng ở đây. Nhưng với các doanh nghiệp ít vốn, lệ thuộc vốn vay ngân hàng thì khó khăn gấp bội. Không giao hàng theo kế hoạch, hàng tồn kho thì lấy đâu tiền trả nợ khi tới hạn.

Chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp thủy sản, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, ngành thủy sản đang có 3 khó khăn lớn là về tín dụng, xúc tiến thương mại và quỹ đất cho nuôi trồng.

Trong đó, chỉ khoảng 60% doanh nghiệp được giải ngân tín dụng. Trong quý 4/2022, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không được giải ngân, không có đơn hàng. Điều này khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Do đó, cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn vốn.

Về xúc tiến thương mại, để có thông tin thị trường doanh nghiệp, ngành hàng cần xây dựng mối quan hệ sâu sắc với các tham tán thương mại.

Ngoài ra, ngành cũng cần có quỹ đất lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Với ngành thủy sản, khi tham gia các FTA, việc đáp ứng quy tắc xuất xứ là rất quan trọng, hiện nay 60% nguyên liệu thủy sản là nuôi trồng, nhưng quỹ đất cho việc phát triển lại rất hạn chế.

Từ thực tế khó khăn trên, hiện nay, không ít doanh nghiệp phải áp dụng giải pháp giảm giá, chấp nhận bán rẻ để luân chuyển dòng tiền. Nhưng đó là vòng tròn đi xuống, khó khăn tài chính sẽ tránh được chút mắc mứu trước mắt nhưng hệ quả thì không lường, khi lạm phát và cạnh tranh quốc tế chưa hẹn điểm dễ thở hơn.

Mới đây, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản vượt qua khó khăn, VASEP đã kiến nghị xem xét hạn mức tín dụng, lãi suất…

"Dù khó khăn, cả ngành thủy sản vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2022 đã đề ra. Nhưng với tình hình chung thế giới hiện nay, cho thấy sự tăng trưởng, phát triển đang diễn ra không thể nói là bền vững. Độ co dãn chịu đựng khá mỏng, cho cả con cá tra lẫn con tôm, là hai sản phẩm chủ lực chiếm trên 60% tỉ trọng xuất khẩu ngành. Đây là một bài học các bên liên quan phải nhìn nhận và có hướng xử lý cho trước mắt lẫn dài hạn, không thể chậm hơn nữa"- ông Trần Quốc Lực kiến nghị.

Theo VASEP, năm 2022 XK thủy sản đã có sự phục hồi và phát triển đáng kể, đạt kim ngạch 9,5 tỷ USD tính đến hết tháng 10/2022, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến đến cuối tháng 11/2022, XK thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD - mốc kỷ lục của ngành thuỷ sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới. Với nỗ lực và kết quả đó, dự kiến năm 2022, XK thuỷ sản Việt Nam sẽ cán đích gần với con số 11 tỷ USD (tăng 25% so với năm 2021).

分享到: