【kết quả tỷ số giải pháp】Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng đô thị đại học
Sáng 12/9,ủtướngQuyếttâmxâydựngđôthịđạihọkết quả tỷ số giải pháp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với ban lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành, UBND TP. Hà Nội.
Cách đây gần một năm, Thủ tướng đã có buổi làm việc với ĐHQGHN để lắng nghe tình hình hoạt động, cho ý kiến về các giải pháp phát triển ĐHQGHN.
Mở đầu buổi làm việc hôm nay, Thủ tướng đề nghị đi thẳng vào các kiến nghị, vướng mắc hiện nay của ĐHQGHN, nhất là những tồn tại trong việc triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp lần trước, từ đó có giải pháp tháo gỡ.
Rút ngắn phần trình bày về kết quả hoạt động thời gian qua, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tập trung kiến nghị về dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, đã được triển khai từ năm 2003 nhưng đến nay chưa xong.
Ông Nguyễn Kim Sơn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chuyển giao Ban Quản lý dự án từ Bộ Xây dựng về ĐHQGHN; chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP. Hà Nội trong việc giải phóng mặt bằng và tái định cư; Hà Nội xem xét xây dựng một số công trình công cộng tại Hòa Lạc, làm thủ tục giao quyền sử dụng đất tại diện tích đã giải phóng mặt bằng. ĐHQGHN cũng kiến nghị được quyền điều chỉnh các quy hoạch thành phần cho phù hợp với yêu cầu mới; bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng và tái định cư với số vốn cần có khoảng 1.200 tỷ đồng; kiến nghị Chính phủ ban hành quy chế đặc biệt cho dự án như chính sách đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trước kiến nghị của ĐHQGHN và nghe ý kiến của các thành viên đoàn công tác, Thủ tướng cho biết, ngay sau cuộc làm việc, xuống trực tiếp hiện trường thị sát công tác xây dựng dự án để đưa chủ trương, quyết tâm có một khu đô thị đại học thành hiện thực, chứ không phải “cứ ngồi hội trường bàn mãi”.
Thủ tướng khẳng định, muốn phát triển đất nước thì phải đổi mới giáo dục. Đây là cội nguồn đưa đất nước tiến lên. Trong quá trình đó, ĐHQGHN đóng vai trò quan trọng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, kỳ vọng vào ĐHQGHN trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo cũng như đóng góp vào sự phát triển đất nước. ĐHQGHN sẽ đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt hệ thống đại học trong đổi mới, hội nhập. Chính phủ luôn quan tâm đến điều kiện phát triển của ĐHQGHN, nhất là cơ sở vật chất.
Với tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng về việc xây dựng làng đại học, khu đô thị đại học với ĐHQGHN làm nòng cốt.
Vì vậy, Thủ tướng đồng ý quy hoạch lại khu đô thị đại học ĐHQGHN, trong đó tập trung vốn của Nhà nước cho giải phóng mặt bằng. “Sau này, đại học nào muốn gia nhập ĐHQGHN trên tinh thần tự nguyện, cùng hợp tác thì chúng ta càng hoan nghênh”, Thủ tướng nói. Chúng ta sẽ có một số cơ chế về phát triển ĐHQGHN, trong đó có cơ chế về giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư, tự chủ cho các đại học thành viên…
Đối với kiến nghị về dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thủ tướng đồng ý việc chuyển giao ban quan lý dự án từ Bộ Xây dựng về ĐHQGHN, đồng thời ủy quyền quyết định đầu tư cho ĐHQGHN. Đây là việc cần thiết bởi “sản phẩm cuối cùng sử dụng là ĐHQGHN”. Tinh thần là để ĐHQGHN tự chủ, chủ động, quyết liệt hơn.
Trước kiến nghị về chỉ đạo các bộ, ngành, UBND TP. Hà Nội phối hợp trong việc giải phóng mặt bằng và tái định cư, đề nghị Hà Nội xem xét xây dựng một số công trình công cộng tại Hòa Lạc, UBND TP. Hà Nội làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho ĐHQGHN,… Thủ tướng giao TP. Hà Nội chỉ đạo huyện Thạch Thất tập trung tối đa cho giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các dự án, công trình triển khai; chống lấn chiếm, xây dựng trái phép. Từ bài học dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc chậm trễ 10 năm do giải phóng mặt bằng, Thủ tướng cho rằng, cần rút kinh nghiệm đối với dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Thủ tướng đồng ý sẽ có cơ chế riêng cho việc tái định cư đối với dự án; cho phép ĐHQGHN điều chỉnh các quy hoạch và dự án thành phần chi tiết 1/500 phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới, tương tự như trường hợp ĐHQG TPHCM.
Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của ĐHQGHN về tăng cường ngân sách giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng các công trình thiết yếu bởi “nếu không có mặt bằng tốt thì không thể có khu đô thị đại học, không thể kêu gọi đầu tư, huy động vốn xã hội hóa”.
Về kiến nghị phê duyệt chủ trương vay ODA từ Ngân hàng Thế giới (WB) để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách cho ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thủ tướng đồng ý, giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, ĐHQGHN thống nhất phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng quyết định.
Với kiến nghị Chính phủ ban hành quy chế đặc biệt cho xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc tương tự như các chính sách đã có cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng cho biết, đã có các quy định pháp luật về xây dựng các dự án và ngày 20/6 vừa qua, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 74 quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Với tinh thần ủng hộ, Thủ tướng giao ĐHQGHN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế chính sách đặc thù cho dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Đối với một số kiến nghị khác như: Thí điểm cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng cho hoạt động khoa học công nghệ, vấn đề thi đua khen thưởng, việc xét lương đối với giáo sư, phó giáo sư,… Thủ tướng đều thể hiện tinh thần ủng hộ, giao các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết. Vấn đề nào vướng mắc, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng mong muốn, với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, với tiềm năng nội lực về đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đặc biệt là với kinh nghiệm và thành tựu đạt được của mình, ĐHQGHN là đơn vị tiên phong, đi đầu góp sức quan trọng vào việc phát triển, triển khai các hoạt động thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Ngay sau buổi làm việc, Thủ tướng và đoàn công tác đi thị sát tại một số địa điểm triển khai dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc./.
Hiện nay, ĐHQGHN có 29.397 sinh viên đại học chính quy; 6.206 học viên cao học, 1.523 nghiên cứu sinh. Bên cạnh việc công bố 560 bài báo ISI, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã có 2 công trình khoa học được đăng trên Tạp chí Nature hàng đầu thế giới (năm 2013 và 2016); 12 phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích được công nhận. Hiện tại, ĐHQGHN có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm, 23 nhóm nghiên cứu mạnh, đã thực hiện 7 dự án lớn trong nước và 7 dự án lớn quốc tế. |
Theo Chinhphu.vn
下一篇:Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
相关文章:
- 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo tồn động vật hoang dã
- Tìm danh tính và đơn vị của liệt sĩ hy sinh tại tỉnh Kratíe
- Liên tiếp nhập viện vì ngộ độc sau khi ăn bánh mì
- 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- Khắc phục chứng chân lạnh, tay run
- Phát hiện cả tấn chim cút thối trên xe khách
- Phát hiện cả tấn chim cút thối trên xe khách
- Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- Bộ Y tế ra công điện khẩn vì bùng phát dịch sởi
相关推荐:
- Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- Gia chủ rục rịch tìm người trông nhà ngày Tết
- Ở nhà siêu nhỏ có thể nguy hại đến thần kinh
- Đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt trong dịp Tết Giáp Ngọ
- Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- Một bé trong cặp song sinh dính liền Long
- Trẻ suy dinh dưỡng vẫn ở mức báo động
- Một giám đốc doanh nghiệp chết bí ẩn tại nhà cha ruột
- Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- Phát hiện xác trong bao tải thả trôi sông Sài Gòn
- Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm