Cơ chế định giá đất: Cần khách quan,Đảmbảokháchquanminhbạchtrongxâydựngbảnggiáđấas roma vs monza không vụ lợi | |
Khuyến nghị sửa Luật Đất đai: Cần xây dựng khung giá đất sát giá thị trường | |
Khung giá đất thực chất |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Quoihoi.vn |
Cần giải pháp để xác định giá đất sát với giá thị trường
Đánh giá về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Luật Đất đai là một đạo luật rất quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, đây cũng là luật tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từ người dân. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ, dự kiến phải 3 kỳ họp để có thời gian rà soát kỹ lưỡng với tinh thần vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm là vấn đề giá đất. Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật bỏ quy định khung giá đất, quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường, bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan; bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm. Phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể phù hợp với thẩm quyền của cấp huyện trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích...
Vì thế, góp ý về dự thảo Luật, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) cho rằng, việc dự thảo Luật đã bỏ khung giá đất của Chính phủ là nội dung sửa đổi quan trọng, phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Đại biểu Huỳnh Thanh Phương nêu rõ, theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy thị trường bất động sản, trong đó thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát triển chưa thật sự ổn định, thiếu minh bạch và chưa bền vững. Hiện nay, trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất luôn tồn tại 2 giá khác nhau, giá trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Cử tri cho rằng, một trong những nguyên nhân là do thuế chuyển quyền sử dụng đất hiện quá cao, trong khi bảng giá đất do Nhà nước ban hành quá thấp so với giá thị trường nên tình trạng này tồn tại lâu nay chưa giải quyết được.
Do đó, đại biểu nhấn mạnh những giải pháp để xác định giá đất sát với giá thị trường là điều mà luật phải tính toán kỹ, do đó cần quy định chặt chẽ, công khai thông tin, tuyên truyền về giá đất để hạn chế tình trạng sốt đất ảo, giúp cân bằng, ổn định về giá thị trường, có chế tài xử lý nghiêm những hành vi đầu cơ, lướt sóng, tạo giá về đất gây nhiễu loạn thị trường đất đai.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) cho rằng quy định việc định giá đất phù hợp với giá thị trường là điều rất khó trong thực tế. Đại biểu đề nghị cần phải quy định thật kỹ về tiêu chí, điều kiện, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, những cơ sở để tham khảo định giá, cùng với đó là quy định về Hội đồng thẩm định giá, các thành phần để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu định giá sát với giá thị trường.
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, mục tiêu cao nhất là làm sao cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được đất đai với mức giá cả hợp lý. Ảnh: Quochoi.vn |
Tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hoà Bình) nêu rõ, tại khoản 1 Điều 164 dự thảo Luật quy định "bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm, được công bố công khai và áp dụng từ ngày 01/01 của năm, căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, được thuê tổ chức có chức năng tư vấn, xác định giá đất để xây dựng bảng giá đất".
Đại biểu cho rằng, quy định như dự thảo thì có thể hiểu Sở Tài nguyên và Môi trường tự xây dựng hoặc đi thuê đơn vị có chức năng xây dựng bảng giá đất và sản phẩm là bảng giá đất vẫn là của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trên thực tế, tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong việc định giá đất tại một số địa phương trong thời gian qua một phần do những bất cập trong việc xác định bảng giá đất.
Do vậy, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định theo hướng cần có tổ chức độc lập và chuyên nghiệp trong việc xây dựng bảng giá đất đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tiêu cực khi xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bảng giá đất hàng năm.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) lo ngại dự thảo chưa có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất bảo đảm tính độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên, nên sẽ khó tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong thu hồi đất và xác định giá đất cụ thể để bồi thường cho người bị thu hồi đất.
Từ những phân tích trên, đại biểu đề nghị nên chăng có một cơ quan độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để định giá đất hay cơ quan quản lý giá đất cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Hơn nữa, vị đại biểu này cũng kiến nghị, dự thảo Luật nên điều chỉnh theo hướng cơ quan quản lý giá đất cấp tỉnh độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể và được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất. Đồng thời, có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm tính độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên. Bổ sung hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt, xử lý nghiêm các vi phạm…
Cùng quan điểm, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn TP Hà Nội) cho rằng cần phải phát huy vai trò của các tổ chức tư vấn định giá và Hội đồng thẩm định giá và quyền quyết định thuộc về Ủy ban nhân dân. Đại biểu đề xuất hai phương án, một là thành lập ra cơ quan xác định giá riêng, độc lập với cơ quan hành chính; hai là là giao cho chủ tịch ủy ban nhân dân.
“Trong mọi trường hợp, việc quyết định giá hay phê duyệt giá thì mục tiêu cao nhất không phải là thu được nhiều tiền nhất mà làm sao cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được đất đai với mức giá cả hợp lý để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.