Bộ phận "một cửa" Chi cục Thuế khu vực Uông Bí - Quảng Yên (Quảng Ninh). Ảnh: NM. * PV: Thưa ông,ảmđầumốivàbiênchếsauhợpnhấtcácchicụcthuếsoi kèo mu vs man city vừa qua tại Quảng Ninh, Tổng cục Thuế đã công bố quyết định hợp nhất các chi cục thuế quận, huyện, thị xã thành chi cục thuế khu vực thuộc Cục Thuế Quảng Ninh. Đến nay, tình hình hoạt động của các chi cục thuế khu vực như thế nào? - Ông Vi Thanh Sơn:Ngày 25/9/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1686/QĐ-BTC về việc hợp nhất các chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, hợp nhất 7 chi cục thuế cấp huyện để thành lập 3 chi cục thuế khu vực, tương ứng giảm 4 chi cục thuế và 43 đội thuế, trực thuộc Cục Thuế Quảng Ninh. Căn cứ quyết định này, ngày 2/10/2018, Tổng cục Thuế đã ban hành Thông báo số 416/TB-TCT về việc chính thức tổ chức hoạt động của các chi cục thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế Quảng Ninh, kể từ ngày 15/10/2018. Cục Thuế Quảng Ninh là đơn vị đầu tiên (tính thời điểm thực hiện) trong cả nước và là một trong 6 đơn vị cục thuế đợt đầu tiên (gồm: Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Cà Mau) được Bộ Tài chính chọn thực hiện thí điểm hợp nhất các chi cục thành chi cục thuế khu vực. Đến nay, qua nắm bắt tình hình, bước đầu các chi cục thuế khu vực đã từng bước ổn định tổ chức và hoạt động bình thường. Qua đó sẽ tạo sự "khởi đầu nan" và lan tỏa, chủ động và thuận lợi trong việc triển khai hợp nhất các chi cục thuế khu vực trong cả nước, trong thời gian tới. * PV: Sau Quảng Ninh, những đơn vị nào sẽ được triển khai hợp nhất các chi cục thuế quận, huyện, thị xã thành chi cục thuế khu vực nữa, thưa ông? - Ông Vi Thanh Sơn:Tiếp theo Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, ngày 12/10/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành các quyết định hợp nhất các chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Hải Dương; hợp nhất chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Cà Mau; chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Yên Bái. Ngày 23/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã ban hành các quyết định đối với Cục Thuế Lâm Đồng; Cục Thuế Quảng Ngãi. |
| Việc hợp nhất chi cục thuế cấp huyện thành chi cục thuế khu vực nhằm mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy, đến năm 2020 giảm tối thiểu 50% số chi cục thuế hiện có, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách... | | | Ông Vi Thanh Sơn | |
Theo đó, tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương sẽ hợp nhất 10 chi cục thuế cấp huyện để thành lập 5 chi cục thuế khu vực; tương ứng giảm 5 chi cục thuế. Cục thuế tỉnh Yên Bái hợp nhất 2 chi cục thuế cấp huyện để thành lập 1 chi cục thuế khu vực, tương ứng giảm 1 chi cục thuế. Cục Thuế tỉnh Cà Mau hợp nhất 2 chi cục thuế cấp huyện để thành lập 1 chi cục thuế khu vực, tương ứng giảm 1 chi cục thuế. Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng hợp nhất 7 chi cục thuế cấp huyện để thành lập 3 chi cục thuế khu vực; tương ứng giảm 4 chi cục thuế. Cục Thuế Quảng Ngãi hợp nhất 6 chi cục thuế cấp huyện để thành lập 3 chi cục thuế khu vực; tương ứng giảm 3 chi cục thuế. Căn cứ các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu trên, Tổng cục Thuế đã ban hành các văn bản hướng dẫn về sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, quy trình nghiệp vụ, hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý tài chính tài sản, công tác đảng, đoàn thể để các cục thuế triển khai kịp thời nhiệm vụ quản lý thuế của các chi cục thuế khu vực theo đúng quy định. Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng thành lập Bộ phận Thường trực triển khai việc hợp nhất chi cục thuế tại Tổng cục Thuế để hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp 24/24 (kể cả thứ 7, chủ nhật) giải quyết các vướng mắc, khó khăn của các cục thuế trong quá trình vận hành chi cục thuế khu vực theo từng lĩnh vực chuyên môn, nhiệm vụ được giao. *PV: Việc hợp nhất các chi cục thuế cấp huyện thành chi cục thuế khu vực nhằm mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Tổng cục Thuế có đặt mục tiêu cụ thể nào khi triển khai nội dung này, thưa ông? - Ông Vi Thanh Sơn:Một số mục tiêu cụ thể Tổng cục Thuế đề ra, gồm: Việc thành lập chi cục thuế khu vực trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các chi cục thuế có quy mô nhỏ trong cùng một tỉnh, có chung địa giới hành chính, đảm bảo vấn đề an ninh kinh tế - chủ quyền quốc gia. Việc sắp xếp này có tính đến yếu tố lịch sử, văn hóa, khoảng cách giữa các huyện, với mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy chi cục thuế đến năm 2020 giảm tối thiểu 50% số chi cục thuế hiện có, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách và theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Ngoài ra, việc thành lập các chi cục thuế khu vực không được để gây khó khăn phiền hà, tăng thời gian, chi phí tác động đến tâm lý của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Một mục tiêu khác cũng rất quan trọng là thành lập chi cục thuế khu vực không làm ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn; không ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách, việc hạch toán thu ngân sách theo từng địa bàn các huyện, thị thuộc diện hợp nhất chi cục thuế; đảm bảo việc phân cấp quản lý ngân sách tỉnh và huyện theo đúng quy định. *PV: Việc sắp xếp, sáp nhập các chi cục thuế cấp huyện thành chi cục thuế khu vực để tinh gọn bộ máy chắc chắn sẽ dôi dư cán bộ công chức và người lao động. Tổng cục Thuế sẽ giải quyết vấn đề dôi dư lao động như thế nào, sau khi giảm đầu mối? - Ông Vi Thanh Sơn:Việc tổ chức, sắp xếp lại chi cục thuế khu vực được thực hiện theo kế hoạch, có lộ trình, không gây xáo trộn lớn về tổ chức, nhân sự, tâm lý, tư tưởng công chức và người lao động. Đối với công tác nhân sự, bước đầu vẫn ổn định biên chế hiện có, đồng thời sắp xếp cơ cấu lại theo từng chức năng, từng địa bàn ưu tiên cho những chức năng chính, địa bàn trọng điểm. Đối với những công chức tại các bộ phận gián tiếp như bộ phận hành chính - nhân sự, quản trị - tài vụ..., Tổng cục Thuế sẽ đào tạo, đào tạo lại, cơ cấu lại đội ngũ công chức để tăng cường cho những bộ phận chuyên môn nghiệp vụ quản lý theo chức năng. Đối với những công chức dôi dư, không sắp xếp được sau khi hợp nhất, Tổng cục Thuế sẽ có phương án tinh giản biên chế và báo cáo cấp có thẩm quyền có chính sách hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng chính sách hiện hành. PV:Xin cảm ơn ông! Nhiệm vụ tăng, đãi ngộ không tăng Về chính sách đãi ngộ sau khi hợp nhất các chi cục thuế cấp huyện thành chi cục thuế khu vực, Tổng cục Thuế cho biết, vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đãi ngộ công chức theo các chế độ quy định chung của Nhà nước. Mức chi tiền lương, tiền công đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp bình quân của Tổng cục Thuế không vượt quá 1,8 lần so với tiền lương đối với công chức, viên chức do Nhà nước quy định. Chi tiền lương làm thêm giờ căn cứ vào nguồn kinh phí được giao của đơn vị và quy định tại Bộ luật Lao động và Nghị định của Chính phủ. Ngoài ra, Tổng cục Thuế thực hiện chi khen thưởng, phúc lợi đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trong toàn hệ thống với mức chi không vượt quá 2,5 lần (25%) mức tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung. |
Nhật Minh (thực hiện) |