Thịt trâu ngoại chiếm ưu thế
Theậtmìnhgiáthịttrâungoạirẻgấpđôithịttrâunộthứ hạng của spartak moscowo số liệu thống kê từ cơ quan chức năng cho thấy hằng năm, lượng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam là rất lớn, nhất là trâu Ấn Độ. Hiện nay, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 2.000 tấn thịt trâu các loại.
Qua khảo sát của phóng viên Phapluatplus, tại các địa điểm bán thịt trâu ngoại như siêu thị Big C, trung tâm thương mại Aone, Đông Anh, Ruby Plaza......có mức giá khá “hấp dẫn” nạc đùi 105.000 đồng/kg, nạm bụng 95.000-96.000 đồng/kg, cổ từ 95.000-99.000 đồng/kg, riêng thịt bắp cao hơn, giá từ 120.000-130.000 đồng/kg.
Cũng là mặt hàng đó nhưng đối với thịt trâu nội địa bày bán ở các chợ có giá khá cao như: thịt đùi có giá 200.000 đồng/kg, thịt bắp 250.000 đồng/kg, đối với những loại thịt xấu như nạm bụng, cổ có giá giao động từ 160.000- 180.000 đồng/kg.
Thịt trâu ngoại giá rẻ chiếm ưu hơn so thịt nội.
Chị Minh một người mua hàng ở Big C cho biết: “Hầu như các siêu thị, trung tâm thương mại hiện nay đều bán thịt trâu ngoại, muốn mua thịt trâu Việt chắc phải đến các chợ truyền thống hay tỉnh lẻ mới có”.
Thịt nội không thắng được thịt ngoại?
Hiện nay, những người nội trợ Việt đang có xu hướng “sính ngoại”, chỉ với lý do rất đơn giản thịt trâu ngoại có giá thấp hơn thịt trâu nội tội gì không dùng đồ ngoại.
Chị Trường một khách hàng thường xuyên tại Big C cho biết: “Thịt trâu ngoại như Úc, Ấn Độ có giá thấp hơn thị trâu Việt Nam thì tội gì người dân không ăn trâu ngoại. Trâu nội địa thịt không thơm ngon bằng trâu ngoại, vả lại các cơ sở giết mổ hiện nay hầu như không đảm bảo vệ sinh. Do đó, chúng tôi chọn chọn thịt ngoại thôi”.
Thắc mắc về lý do vì sao thịt nhập khẩu nước ngoài nhưng có giá rẻ hơn thịt trong nước, một quản lý siêu thị Big C Hà Nội cho biết: “Đa phần các lô hàng thịt trâu nhập về không thuộc đối tượng chịu thuế VAT. Và tất cả nguồn thịt trâu từ Ấn Độ về đều được kiểm soát, kiểm dịch kỹ trước khi thông quan”.
Thiết nghĩ đây là sự cạnh tranh không lành mạnh, trong khi thịt nội địa không được ưu đãi về thuế, mà thịt ngoại được ưu đãi.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng: “Theo tôi được biết, thịt trâu Ấn Độ được nhập về Việt Nam nhiều là do người dân bản địa không ăn thịt trâu. Việc nhập khẩu thịt từ nước ngoài là hệ quả tất yếu do nguồn cung trong nước thấp hơn nhiều so với nhu cầu và Việt Nam chưa có chính sách tốt thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu thịt".
"Trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bộ NN-PTNT đã xác định sẽ đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò thịt để tăng giá trị trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta không bắt đầu thay đổi từ quy trình, quy mô và tính cạnh tranh về giá thành, giá cả… thì thịt trâu nội không thể thắng được thịt nhập ngoại”, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết thêm.
TheoPháp luật Plus
Phân biệt thịt bò làm giả từ thịt trâu, thịt lợn sề