当前位置:首页 > Cúp C1 > 【lịch thi đấu cúp c1 châu âu hôm nay】Ta chọn làm thầy

【lịch thi đấu cúp c1 châu âu hôm nay】Ta chọn làm thầy

2025-01-10 10:08:49 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point
 Giáo viên tận tình dạy dỗ, chỉ bảo các em học sinh trong học tập lẫn cuộc sống (ảnh minh họa). Ảnh: Nhã trúc

Nếu người thầy thời trước đơn thuần chỉ cầm tay chỉ việc, hướng dẫn, truyền tải để mở ra trí óc và thế giới tâm hồn cho học trò, thì trong bối cảnh xã hội hiện nay, để làm người thầy tốt, mỗi giáo viên phải một “kỹ sư” mềm dẻo và linh hoạt trong rất nhiều lĩnh vực. Mỗi người đồng thời là một người cha, người mẹ, một người bạn, một nhà ngoại giao, nhà hoạt động xã hội tích cực. Người thầy thời mở cửa ngoài việc đồng hành, dạy dỗ kiến thức cho học sinh còn phải lo đối nội, đối ngoại, giữ mối quan hệ hài hòa, chuẩn mực với học sinh, nhà trường, phụ huynh, địa phương sở tại…

Có một thực tế, khi cuộc sống phát triển, nền kinh tế mở cửa, môi trường gia đình cũng dần thay đổi. Những bậc phụ huynh vì lo kiếm tiền sẽ bỏ bê con cái mình nhiều hơn. Những trách nhiệm về rèn luyện nhân cách, giáo dục tâm sinh lý cho con cái vô hình dần đổ hết lên vai người thầy, nhà trường.  Người thầy ngoài thời gian đứng lớp phải dùng cái tâm của mình để chú ý nhiều hơn đến nết ăn ở, sinh hoạt của các em bên ngoài cổng trường. Người thầy phải làm gương tốt, phải là người có đạo đức. Nếu em nào mắc lỗi, người thầy phải giữ tâm thế trừng phạt thì ít mà nâng đỡ thì nhiều. Người thầy lúc này phải dùng sự bao dung của mình để cảm hóa, uốn nắn nết xấu, hình thành tính tốt cho các em.

Mỗi bậc học đều có những đặc điểm, yêu cầu riêng. Tuy nhiên, đến cấp học trung học phổ thông, nơi quy tụ các em học sinh ở độ tuổi từ 15 đến 18, là ngưỡng khó tuổi khó dạy bảo nhất. Các em không còn là trẻ con, nhưng cũng chưa hoàn toàn là người lớn. Lúc này, tâm tính thay đổi nên cách cư xử vừa gần vừa xa, một mặt muốn hài hòa, thăng bằng, mặt khác ưa riêng tư, chứng tỏ. Và, có một biệt ngữ thường dành để gọi học sinh ở độ tuổi này, là “Hươu”. Vì sao gọi là “Hươu” ? Vì các em còn ngây thơ, nhiều hoang mang, hoảng sợ trước ngưỡng cửa cuộc đời, chỉ cần nghe tiếng động lạ là Hươu lập tức bỏ chạy. “Hươu” rất dễ lạc đường. Và đôi khi vì chưa được thấu hiểu, rèn luyện kỹ năng nên “Hươu” cũng rơi vào trạng thái đuổi hình bắt bóng, tự biến bản thân mình thành mớ rối ren. Môi trường học đường ở bậc học này có rất nhiều vấn nạn như bạo lực học đường, yêu sớm, tụ tập, lêu lỏng, giao lưu kết bạn xấu,… Nếu người thầy không sáng suốt, nhẫn nại để giáo dưỡng, gạn đục khơi trong thì không thể trở thành người đồng hành tin cậy của trò.

Trong cuốn sách Nghề Thầy của tác giả Hoàng Đạo Thúy (1900 - 1994) được NXB Hội Nhà văn tái bản năm 2020 từng viết: “Chúng ta mà muốn, thì chúng ta có thể đổi hẳn tương lai nòi giống. Chỉ mười năm, phải, mỗi người chỉ tận tụy mười năm, là một thế hệ thanh niên đã đổi khác. Huống hồ đời giáo dục của chúng ta ba mươi năm, hay lâu dài hơn nữa. Đó không phải là mơ mộng. Sự thực ai cũng làm được, mà ai cũng phải làm mới được. Bước vào giáo giới là chúng ta đã có mục đích: Không phải đi làm để kiếm ăn thôi, không phải chỉ đi làm công. Chúng ta “làm thầy””.

Hoàng Đạo Thúy là nhà giáo dục, nhà biên khảo, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Việt Nam. Cách đây gần một thế kỷ, ở thời đại của ông, việc dạy học của một người thầy chắc chắn sẽ có rất nhiều điều khác so với bây giờ, thế nhưng tư tưởng dạy học thì rất phổ quát, chúng vẫn giữ nguyên tính thời sự cho đến tận bây giờ. Theo ông, để dạy trò, người thầy cần phải chú ý đến năm yếu tố chính: Đức, Chí, Thể, Trí, Công. Và giáo dục đúng nghĩa không phải chỉ là dạy học giỏi, thi điểm cao mà giáo dục là dạy làm người, hướng đến con người.

Nếu kỹ sư xây nhà, bác sĩ chữa bệnh thì nghề thầy sẽ tạo ra và giữ lại những giá trị mang tính nền tảng và cốt lõi. Những giá trị ấy góp phần làm nên đạo đức, trí tuệ, tư cách, sự tử tế và trưởng thành của những thế hệ, của cả một dân tộc.

Không một đứa trẻ nào tất nhiên là tốt. Không một đứa trẻ nào đáng bị bỏ đi. Người bi quan hết sức cũng phải thừa nhận rằng, đứa trẻ hư nhất cũng có năm phần trăm tốt, hy vọng của người thầy nằm ở chỗ đó.

Những người thầy tốt là những anh hùng vô danh, là người biết “mài sắt” để “nên kim”.

 

 Diệu Thông

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读