Năm 2024,áiBìnhthuhúthơntriệuUSDvốnFDIvàocáckhucôngnghiệket qua bong da.hom.nay Thái Bình thu hút 55 dự án FDI trị giá 353 triệu USD vào các khu công nghiệp, lọt top 6 khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 13 cả nước về thu hút FDI.
Theo Ban quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp (KCN), từ đầu năm đến nay, Ban đã cấp mới, điều chỉnh tăng vốn cho 72 dự án với số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 17.707 tỷ đồng; cấp mới, điều chỉnh 55 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký 353,5 triệu USD, tương đương 8.555 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, Thái Bình thu hút 359 dự án đầu tư vào khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đầu tư đăng ký 205.168 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khu kinh tế, khu công nghiệp trong tháng 11/2024 ước đạt 5,569,65 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ; lũy kế 11 tháng năm 2024 ước đạt 61.262,35 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách Nhà nước ước tính tháng 11 đạt 156,38 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ; lũy kế 11 tháng năm 2024 ước đạt 2.772,4 tỷ đồng, tăng 10,6 % so với cùng kỳ.
Trong 11 tháng năm 2024, Ban quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 và 1/500 đối với 04 Đồ án KCN (Tân Trường; Thaco-Thái Bình; Hải Long; VSIP Thái Bình); hoàn thiện Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Dược - Sinh học; hoàn thành cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho KCN VSIP, KCN Hưng Phú; chủ động triển khai các bước giải phòng mặt bằng các KCN Hải Long, VSIP, Hưng Phú; hoàn thành cấp chủ trương đầu tư Dự án nhà máy sản xuất Amoniac…
Theo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030 Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng, có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Để đạt được mục tiêu đó, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư với những cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thái Bình đã đặt ra.
Đẩy mạnh thu hút dự án FDI, Thái Bình còn tích cực, chủ động lựa chọn và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư; tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức xúc tiến đầu tư; cải cách thủ tục hành chính; tăng cường giải phóng mặt bằng; hoàn thiện hạ tầng logistics để tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
Cùng với đó, công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là xúc tiến đầu tư nước ngoài được chú trọng thực hiện với quan điểm: Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn có ưu thế của tỉnh; thu hút đầu tư gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; ưu tiên thu hút đầu tư từ các đối tác công nghệ cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu…
Hạ tầng khu, CCN cũng được tỉnh Thái Bình chú trọng đầu tư. Trên địa bàn tỉnh thành lập Khu kinh tế với diện tích 30.583ha, trong đó có trên 8.000ha đất phát triển công nghiệp; thành lập 10 khu công nghiệp (trong đó có 4 khu công nghiệp trong Khu kinh tế) và 49 CCN với tổng diện tích gần 3.000ha, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thái Bình xác định mục tiêu xây dựng và phát triển Khu Kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Khu công nghiệp phía Bắc và các khu công nghiệp khác trong Khu kinh tế Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi về kết nối hạ tầng, thu hút đầu tư.
Ngoài ra, Thái Bình ưu tiên thu hút đầu tư các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái; dự án khu thương mại tập trung, khu dịch vụ tổng hợp, trung tâm thương mại...; dự án trung tâm dịch vụ logistics; dự án khu bến cảng; dự án khu nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản…