Cổ ngân hàng không “gánh” được VHM
Lo ngại lớn nhất trong ngắn hạn của thị trường là đà tăng giá mạnh liên tục của cổ phiếu VHM vốn dĩ đưa VN-Index bay cao sẽ kết thúc. Cổ phiếu này quá lớn nên khía cạnh tích cực của việc tăng giá sẽ là giúp chỉ số tăng nhưng nếu giá điều chỉnh cũng sẽ gây tác động tương tự.
Hôm nay nhà đầu tư bắt đầu xả VHM với quy mô lớn và đẩy giá giảm 1,ảmạtile bong đa01%. Ngay lập tức VN-Index bị ảnh hưởng. VHM giao dịch trong số các cổ phiếu lớn nhất thị trường, với trên 1,23 triệu đơn vị. Tuần này VHM chỉ tăng tổng cộng 3,47% nhưng lợi nhuận lớn nhất của sóng tăng lên tới gần 16%.
VHM sau liên tiếp 3 phiên trồi sụt mạnh thì đến hôm nay đã không thể tăng cao thêm được. Đầu phiên cổ phiếu này có đi được 0,4% nữa trước khi nhà đầu tư “bung hàng”. VHM giảm giá liên tục trong phiên và ghi nhận ngày giảm đầu tiên sau 9 phiên.
VRE cũng chịu ảnh hưởng từ VHM với mức giảm giá lên tới 1,56%. Hôm nay thanh khoản của VRE còn lớn hơn cả VHM với 4,07 triệu cổ tương đương 142 tỷ đồng giá trị.
Một điểm khá bất ngờ với cả VHM lẫn VRE là bất chấp nhà đầu tư trong nước chốt lời nhiều, khối ngoại vẫn mua vào rất lớn và là hai cổ phiếu mua nhiều nhất phiên. Cụ thể, VHM được mua vào 712.280 cổ phiếu và mua ròng 628.390 cổ phiếu. VRE được mua 1.72 triệu cổ phiếu và bán 866.930 cổ phiếu. Lực mua của khối ngoại là một trong những yếu tố hỗ trợ giá hai cổ phiếu này không giảm sâu hơn.
Diễn biến giảm giá mạnh của VHM và VRE có tác động xấu lên VN-Index nhưng cũng được giảm nhẹ phần nào nhờ một số cổ phiếu ngân hàng. Thực tế nhóm ngân hàng chỉ duy nhất VCB là lớn tương đương VHM, nhưng đáng tiếc mã này chỉ tăng 0,22%. Vì vậy CTG tăng 0,22%, TCB tăng 1,21%, VPB tăng 0,68%, HDB tăng 1,72% cũng không thể nào “gánh” được cho VHM.
VN30-Index là chỉ số còn tăng 0,05% trong khi VN-Index giảm 0,15% cũng đủ thấy sự nỗ lực của các cổ phiếu blue-chips khác để tránh cho thị trường một ngày giảm sâu. Rất tiếc là duy nhất nhóm ngân hàng hôm nay tăng giá đồng đều, các nhóm khác hầu như chỉ giảm. Số ít cổ phiếu blue-chips đơn lẻ tăng thì cũng rất yếu như MSN tăng 0,39%, FPT tăng 0,17%, NVL tăng 0,34%, PNJ tăng 0,59%.
Điều chỉnh ngắn hạn
Sau khi VN-Index bùng nổ hôm 1/11 vượt qua ngưỡng 1.000 điểm, cả tuần này chỉ số chỉ tăng được thêm 0,7%. Đó là mức tăng rất yếu. Trong khi đó một số mã lớn tăng khá mạnh: BID tăng 4,19%, TCB tăng 5,68%, VHM tăng 3,47%, VCB tăng 3%.
Đó là các cổ phiếu vốn hóa rất lớn có khả năng kéo chỉ số mạnh mẽ. Sự trái ngược này cho thấy thực tế có nhiều cổ phiếu khác phải giảm giá mới kìm hãm VN-Index như vậy. Điều đáng quan ngại hơn là khi các cổ phiếu nói trên quay đầu giảm, các cổ phiếu không tăng được hoặc tăng rất ít thời gian qua có thể lại giảm theo.
Nói cách khác, thị trường rơi vào tình trạng tăng quá tập trung nên diễn biến của VN-Index chính là diễn biến của nhóm cổ phiếu dẫn dắt và ngược lại. VHM, VRE đã có dấu hiệu bị chốt lời và các cổ phiếu khác hoàn toàn xuất hiện tình trạng tương tự trong tuần tới. BID cũng đang ở đỉnh cao nhất kể từ tháng 4/2018. VCB đang ở đỉnh cao nhất lịch sử, TCB cũng đang ở đỉnh cao nhất 8 tháng.
Hai phiên cuối tuần VN-Index giảm rất nhẹ 2,42 điểm trong khi 4 phiên tăng trước đó có được 26,09 điểm. Mức giảm là chưa đáng kể chủ yếu do vẫn còn sự phân hóa trong các nhóm cổ phiếu lớn nhất. Ví dụ hôm nay VHM, VRE điều chỉnh giảm thì vẫn còn VCB, TCB, CTG. Các mã lớn khác như VNM vẫn tăng nhẹ 0,08%, SAB tham chiếu, GAS chỉ giảm nhẹ 0,38%. Mức độ điều chỉnh là chưa rõ ràng.
Khi VN-Index vượt qua mốc 1.000 điểm và tiến tới 1.030 điểm tuần này thì đa số cổ phiếu vẫn không vượt qua được giá tương đương thời điểm chỉ số còn dưới 1.000 điểm. Do vậy áp lực chốt lời nếu có thì xuất phát trước hết ở các mã đã tăng cao. Khả năng VN-Index quay đầu điều chỉnh ngắn hạn là hoàn toàn có thể, vì các mã có nguy cơ giảm đều là những cổ phiếu rất lớn. Mức độ tác động lên phần còn lại của thị trường mới là ẩn số.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
3434 tỷ đồng (+1%) | 157,9 triệu (-5%) | 315 tỷ đồng (+13%) | 24,2 triệu (+13%) |
Khánh Nhi