【kết quả trận thụy sĩ hôm nay】Đại học Harvard của Mỹ chỉ ra thực phẩm và đồ uống làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đồ uống có đường và thịt chế biến làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn,ĐạihọcHarvardcủaMỹchỉrathựcphẩmvàđồuốnglàmtăngnguycơđộtquỵkết quả trận thụy sĩ hôm nay gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý. Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu, sử dụng đồ uống có đường, thịt chế biến.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, cho thấy 2 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ đột quỵ là đồ uống có đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo và thịt chế biến.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi lượng thực phẩm siêu chế biến tiêu thụ của hơn 200.000 người tham gia và theo dõi họ trong khoảng 30 năm để xem họ có mắc bệnh tim hoặc đột quỵ hay không. Các tác giả đã chia thực phẩm siêu chế biến thành 10 nhóm: Bánh mì trắng và ngũ cốc tinh chế (gồm ngũ cốc ăn sáng, bánh mì đen hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì từ ngũ cốc tinh chế).
Thịt chế biến là thủ phạm gây ra đột quỵ cần tránh sử dụng quá nhiều. Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy không phải tất cả thực phẩm siêu chế biến đều xấu, mà đồ ăn vặt mặn, ngũ cốc ăn sáng và sữa chua hoặc đồ tráng miệng từ sữa có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Đồng thời, bánh mì siêu chế biến và ngũ cốc ăn sáng có liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn.
Đáng chú ý, theo New York Post, kết quả đã phát hiện tiêu thụ đồ uống có đường hoặc có chất tạo ngọt nhân tạo và thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Thực phẩm siêu chế biến thường chứa lượng calo dư thừa, đường bổ sung, natri và chất béo không lành mạnh.
Riêng thịt chế biến thường được bảo quản bằng cách tẩm muối, hun khói hoặc thêm chất bảo quản hóa học. Muối có thể làm tăng huyết áp trong khi chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận nên hạn chế nước ngọt và thịt chế biến, và nên cân nhắc chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm siêu chế biến trước khi tiêu thụ.
Việt Nam thuộc quốc gia có tỷ lệ đột quỵ cao do chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc không theo hướng dẫn
Trong diễn biến liên quan tới đột quỵ, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam thuộc nhóm màu đỏ đậm nhất - tức nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Theo tỷ lệ này, với dân số 100 triệu, số ca đột quỵ tại Việt Nam khoảng trên 200.000 mỗi năm.
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai biến chứng thường gặp nhất của tăng huyết áp. Theo bác sĩ Thắng, lý do quan trọng nhất khiến đột quỵ Việt Nam dẫn đầu toàn cầu là phần lớn bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, song việc tuân thủ điều trị dự phòng ở người Việt còn rất hạn chế. Nhóm có nguy cơ mắc đột quỵ là người bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường, rung nhĩ..., song "đáng báo động" là họ chưa kiểm soát tốt bệnh.
Cùng quan điểm này, TS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 cho rằng, nhóm nguy cơ đột quỵ có xu hướng tăng nhanh vì sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống, độ tuổi. Điều nguy hiểm là những bệnh nền như trên diễn tiến thầm lặng, biểu hiện rất mơ hồ, đa số bệnh nhân cảm thấy khỏe mạnh nên chủ quan, không duy trì điều trị. Trong khi đó, bệnh đòi hỏi phải dùng thuốc kiểm soát lâu dài, hầu như phải điều trị suốt đời.
Nhiều người dùng thuốc một thời gian thấy huyết áp, đường huyết, mỡ máu ổn định là tự ý dừng thuốc. Không ít trường hợp tự mua thuốc theo toa cũ mà không tái khám định kỳ để điều chỉnh thuốc phù hợp. Thậm chí, có người chỉ uống vài loại thuốc trong đơn thuốc của bác sĩ cho, ảnh hưởng hiệu quả điều trị.
Nhận thức của nhiều người Việt về nguy cơ đột quỵ vẫn chưa cao. Đa số bệnh nhân đột quỵ cho biết không nghĩ nguyên nhân do không kiểm soát các bệnh nền, theo các bác sĩ. Họ không tuân thủ dùng thuốc, không đo huyết áp tại nhà hàng ngày, không biết huyết áp cần đạt được là bao nhiêu, vẫn hút thuốc lá, dùng thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh này.
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 cách đây không lâu cho thấy chỉ vài phần trăm bệnh nhân rung nhĩ duy trì dùng thuốc kháng đông. Trong đột quỵ, tăng huyết áp được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu, còn rung nhĩ chỉ chiếm khoảng 10% nhưng đặc biệt nguy hiểm vì để lại hậu quả nặng nề. Khoảng 75% bệnh nhân đột quỵ do rung nhĩ sẽ tàn phế nặng hoặc tử vong, bởi tình trạng này gây huyết khối kích thước lớn, dẫn đến tắc mạch máu lớn, làm tế bào não bị chết nhiều.
Một nguyên nhân nữa khiến việc điều trị dự phòng đột quỵ Việt Nam còn hạn chế là hệ thống y tế chưa thể đáp ứng được việc chăm sóc toàn diện cho người bệnh. "Điều này dẫn đến số lượng người mắc sẽ tăng cao trong thời gian tới", bác sĩ Nghĩa dự đoán.
Vân Thảo(T/h)