Việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp nền nông nghiệp công nghệ cao của huyện Bắc Tân Uyên kiểm soát,áttriểnthịtrườngnôngsảntheohướngliênkếkèo đá nâng cao chất lượng, ổn định khâu tiêu thụ. Đây là hướng đi tất yếu phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường. Nông sản địa phương được tăng cường giới thiệu tại các hội chợ nông sản trong và ngoài tỉnh Nhiều mô hình hiệu quả Với việc triển khai quyết liệt các chính sách đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trên địa bàn Bắc Tân Uyên đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến được người dân mạnh dạn đầu tư, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng cây ăn trái có múi, giúp nhiều nông dân có thu nhập tiền tỷ. Số lượng doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao ngày càng tăng. Hiện nay, tổng diện tích cây ăn trái có múi trên địa bàn huyện đạt 2.341 ha, tăng so với cùng kỳ. Trên địa bàn huyện có 102 trang trại trồng trọt, với tổng diện tích khoảng 1.464 ha, trồng cây ăn trái có múi cho thu nhập cao từ 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, tính đến nay, số cơ sở trồng cây ăn trái có múi đạt chứng nhận hữu cơ, VietGAP ngày càng tăng so với năm trước. Huyện đã xây dựng được thương hiệu như “Cam Bắc Tân Uyên”, “Bưởi Bắc Tân Uyên”, “Quýt Bắc Tân Uyên”, hình thành vùng trồng cây ăn trái có múi cho hiệu quả kinh tế cao ở các xã như Hiếu Liêm, Tân Định, Tân Mỹ. Bước tiếp những thành công từ các trang trại cây có múi đã hình thành thương hiệu của Bắc Tân Uyên như trang trại Đoàn Minh Chiến, trang trại Lâm Thành Thương, Hợp tác xã (HTX) Nhân Đức… hiện nay, các hộ sản xuất nhỏ lẻ đã mạnh dạn liên kết để phát triển nhiều mô hình HTX sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ để nông dân vươn lên làm giàu, giúp nông sản địa phương tiếp tục vươn xa. Trong quá trình hoạt động, các HTX đã mạnh dạn huy động nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất. Nhiều HTX đã năng động trong sản xuất, kinh doanh, vươn lên trở thành các HTX khá, mạnh. Hoạt động của các HTX đã thật sự có tác dụng thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo ra mối liên kết, hợp tác giữa các hộ thành viên trong HTX và giữa thành viên với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ và vừa khác, góp phần gia tăng sản lượng hàng hóa nông nghiệp. Một trong những mô hình hiệu quả đó là HTX cây ăn trái Tân Mỹ(xã Tân Mỹ). Với số vốn điều lệ 4 tỷ đồng, tổng số thành viên 22 người, ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là trồng cây ăn trái (bưởi, cam) và các dịch vụ nông nghiệp khác... Theo ông Lê Minh Sang, Giám đốc HTX Tân Mỹ, hiện tổng diện tích của HTX là 68 ha. Trong đó chủ yếu trồng bưởi da xanh, đường lá cam chiếm khoảng 80% diện tích đất trồng, còn lại 20% diện tích trồng quýt đường, cam. Hợp tác xã có doanh thu bình quân hơn 21 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của thành viên 25 triệu đồng/ tháng. Trong năm 2020, dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu và lợi nhuận của HTX vẫn luôn ổn định. Kết quả đó từng bước khẳng định hướng đi đúng đắn từ công tác sản xuất đến phát triển thị trường. Hiện cây ăn trái Tân Mỹđã và đang cung cấp ra thị trường các tỉnh và hệ thống siêu thị Co.opmart được khách hàng tiếp nhận. Tại xã Tân Định, cuối năm 2019, HTX nông nghiệp - thương mại - dịch vụ và vận tải Dân Tiến được thành lập với mục tiêu phát triển nông nghiệp sạch và an toàn. Bên cạnh việc trồng cam, quýt, bưởi theo mô hình VietGAP, HTX xây dựng mô hình sinh thái trên vườn cây phục vụ phát triển du lịch vườn kết hợp chăn nuôi quy mô lớn, HTX còn phát triển các dịch vụ nông nghiệp, phân loại, đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch… Với bước đi đúng đắn, HTX Dân Tiến trụ vững trên thị trường, đưa sản phẩm vào các kênh phân phối trong và ngoài tỉnh. Tích cực hỗ trợ Theo đánh giá của Phòng Kinh tế huyện Bắc Tân Uyên, nhờ những bước đi đúng trong phát triển thị trường theo hướng liên kết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trái cây của địa phương ổn định hơn trước, nông dân cũng đã hiểu được việc liên kết để tạo nên sức mạnh, tránh tình trạng sản xuất manh mún dẫn đến các điểm yếu về sản lượng cũng như thị trường. UBND huyện nỗ lực hỗ trợ phối hợp với các cấp ngành nâng cao năng lực quản lý của các HTX để có phương án kinh doanh phù hợp. Các ngành của huyện tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các HTX hoạt động đúng luật và các văn bản dưới luật có liên quan. Kịp thời tham mưu Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác các chủ trương, chính sách hỗ trợ phù hợp với Luật HTX năm 2012; tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn, hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác. Theo ông Thái Thanh Bình, Bí Thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Tân Uyên, trong thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, an toàn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao. Để mở rộng thị trường tiêu thụ cây ăn trái có múi, huyện sẽ có các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Huyện Bắc Tân Uyên đang nỗ lực tạo mọi điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, chế biến. Với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đã và đang tiếp tục đầu tư những tuyến đường huyết mạch, Bắc Tân Uyên được kỳ vọng trở thành nơi thu hút nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông nghiệp.
TIỂU MY |