当前位置:首页 > La liga

【bxh giải hà lan】Về nơi xưa tình anh bán chiếu...

”Hò ơi,ềnơixưatnhanhbnchiếbxh giải hà lan chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm. Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu. Chiếu này tôi chẳng bán đâu. Tìm cô không gặp. Hò ơi... tìm cô không gặp tôi gối đầu mỗi đêm...“.  Vì câu hát này mà tôi tìm về nơi khơi nguồn cảm hứng để soạn giả Viễn Châu viết nên bài hát để đời ”Tình anh bán chiếu“ qua giọng ca mùi mẫn của nghệ sĩ Út Trà Ôn thuở nào...

Công trình phục dựng chọ nổi Ngã Bảy.

Tiếng rao sóng sánh nước sông quê

Trong ký ức của bao người, chợ nổi Ngã Bảy là một bức tranh hữu tình, từng là niềm tự hào của du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cả nước nói riêng. Có được lênh đênh trên sông từ tờ mờ sáng, nghe những tiếng rao bán hàng quen thuộc, những tiếng gọi nhau í ới vang một khúc sông, mới thấy được cái độc đáo, đặc sắc, cuồn cuộn sức sống văn minh sông nước miệt vườn Nambộ của chợ nổi. Và, phong cách giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ và hình ảnh đầy ý nghĩa mà không nơi nào trên thế giới có được. May mắn cho tôi là gặp được nghệ nhân Nguyễn Hoàng Nhựt, 72 tuổi, ở xã Đại Thành, Ngã Bảy, có cả thời tuổi trẻ gắn với chiếc ghe buôn bán ở đây để nuôi cả gia đình khá đông con. Hớp ngụm trà, ông trầm ngâm:

“Hồi đó, vì kế sinh nhai, tôi mua đồ trong vườn rồi mang ra bán lại cho bạn hàng, cũng hơn 10 năm trời. Ôi thôi dân thương hồ tứ xứ, không quen riết thành thân. Mỗi khi còn hàng, tối đến neo lại ở đây để chờ phiên chợ sau, hoặc hết hàng, chờ mua hàng mới. Vậy là kết thân với nhau, rồi lai rai vài xị đế. Ai có máu văn nghệ cùng hòa đờn, ca những điệu tài tử du dương. Trong cuộc vui đó, lần nào cũng không thể thiếu “Tình anh bán chiếu”.

Ngã Bảy sông nhìn từ trên cao.

Rồi ông ngừng lại, cầm cây ghi-ta phím lõm, rao đờn ngọt lịm và hát tặng bài ca đã từng đi vào lòng người, nhất là người sở tại như ông, như để giúp khách xa như tôi thấy được cái đẹp đã khiến người nghệ sĩ rung động. Giọng hát có chút run run của tuổi ngoài 70, nhưng đầy đặn cảm xúc của một người con quê hương Ngã Bảy, từng ghi đậm ký ức của phiên chợ độc đáo này. Không gian của khu chợ nhộn nhịp như hòa lẫn với hình ảnh người bán chiếu mang nặng tâm tư về một mối tình dang dở…

Nét đẹp của chợ nổi trong ký ức người dân ở đây không chỉ tại nơi họp chợ bảy ngả sông này, mà từ thời hoàng kim, hàng ngàn chiếc ghe có khi tỏa ra các phía để đón những ghe, xuồng chở hàng bông của người dân đi bán. Bà Nguyễn Thị Ba, ở ấp Sơn Phú 2, xã Tân Thành, nhớ lại: “Bốn giờ sáng là tôi với mấy đứa em đã chất đồ rẫy nhà trồng, sẵn sàng lên ghe chèo ra chợ bán. Không cần phải tới chợ đâu, đi một chút thôi, đã có những ghe của bạn hàng lớn rọi đèn pin xem bán cái gì, hòa với tiếng gọi nhau rủ cùng đi chợ, vui lắm. Mang ra đến chợ bán thì còn vui hơn. Cũng phải trả giá để họ nâng lên đồng nào hay đồng nấy. Cũng có lúc mình cao giá, đến khi thấy không ổn lại rề rà hỏi mua, thôi thì đủ cách, nhưng mà thuận mua, vừa bán, ai cũng hài lòng”. Mua đủ hàng, các ghe lớn sẽ tỏa đi các nơi. Ghe của nhà vườn thì trở về để vài hôm sau mang hàng đi bán tiếp…

Một con đường đẹp ở xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy.

Những người từng gắn bó với phiên chợ đặc biệt này kể với tôi rằng, không khí vui của buổi họp chợ thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong giấc mơ của họ…

Đẹp trong từng giai điệu

Chợ nổi Ngã Bảy không chỉ đi vào lòng người ở nét sinh hoạt đặc trưng hiếm có, mà còn làm xao xuyến trái tim biết bao nghệ sĩ và cũng từ đây, nhiều bài hát ra đời đã trở thành “bất tử”. Ngoài bài tân cổ “Tình anh bán chiếu”, dòng sông này đã đi vào trong thơ, trong nhạc, trong văn chương và cả điện ảnh. Nhà văn Trần Bạch Đằng khi viết “Ván bài lật ngửa”, đã chọn bối cảnh chợ Phụng Hiệp (nay là chợ Ngã Bảy), làm nơi dừng chân cho nhân vật Nguyễn Thành Luân, một chiến sĩ cách mạng đang trên đường đi hoạt động sau Hiệp định Paris1954. Khi dựng phim, khán giả thấy hình ảnh chợ nổi Ngã Bảy trên chuyến đò chở nhân vật này.

Một góc chợ nổi Ngã Bảy ngày nay.

Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam trong quyển khảo cứu “Tìm hiểu đất Hậu Giang” (xuất bản năm 1966), nơi đây còn là vùng đất phì nhiêu những điệu hò sông nước, mà chất liệu là ca dao, đã làm nên điệu hò Ngã Bảy, nhưng tiếc rằng đến nay giới nghiên cứu chưa tìm được tài liệu ghi chép về điệu hò này. Ngoài ra, đoàn làm phim của VTV, HTV hãng phim Giải phóng… đã đến nơi đây làm phim truyện nhựa, phim truyền hình, phim tài liệu. Năm 1992, tàu Calypso thuộc tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về môi trường cũng đã tìm đến đây và hình ảnh chợ nổi đã được thế giới biết đến…

Dòng sông thơ mộng, ngồi lênh đênh trên sông nước, văng vẳng những tiếng rao hàng, tiếng gọi nhau, cả những câu hát ngọt ngào của người thương hồ lãng du, hỏi lòng nghệ sĩ sao không rung động. Dòng sông Ngã Bảy trong câu hát của nhạc sĩ Phạm Sơn Hà, người con của quê hương Ngã Bảy: “Giữa dòng trôi, thuyền ai ngược xuôi, lênh đênh đời thương hồ. Sông về đâu, thuyền trôi về đâu. Xao xao hoài con sóng. Bảy dòng nhớ và bao dòng thương thuyền tình neo bến nào. Thôi đừng chờ và thôi đừng trông, khắc khoải niềm chờ mong…”.

Nhạc sĩ Sơn Hà chia sẻ, không biết bao lần anh nhìn ngắm dòng sông này. Anh cũng từng chứng kiến sự thăng trầm, biến cố của dòng sông không biết bao lần rưng rưng niềm xúc cảm. Và giờ đây, khi chợ nổi được phục hồi mang một màu sắc mới, cảm xúc trong anh một lần nữa vỡ òa…

Lộ nông thôn ấp văn hóa Bảy Thưa - thị xã Ngã Bảy.

Chợ nổi mai này…

Khi chợ nổi Ngã Bảy đang ở độ sung túc nhất sau hàng trăm năm tồn tại, vào năm 2001, chợ được di dời cách đó vài cây số, cũng là thời điểm đặt dấu chấm hết trên bản đồ du lịch trong và ngoài nước, bởi nơi mới đã không đáp ứng điều kiện cần và đủ để chợ nổi phát triển. Từ chỗ hàng ngàn ghe, chỉ còn vài trăm và con số này cứ ít dần. Câu chuyện buồn ấy đã qua. Giờ, chợ nổi Ngã Bảy đang được phục hồi. Dự án bảo tồn và phát huy chợ nổi gắn với du lịch sông nước miệt vườn được thực hiện hơn 3 năm nay, giờ đã hoàn thành, chuẩn bị đưa vào khai thác.

Hậu Giang còn kêu gọi nhà đầu tư về du lịch đầu tư vào đây và đã có một đơn vị doanh nghiệp đang dự kiến đầu tư gắn với việc chỉnh trang đô thị miệt vườn sông nước và đã có không ít nhà đầu tư tìm đến. Ông Lê Gia Phước, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Phước Lộc, hồ hởi: “Tôi ấn tượng với vẻ đẹp của bảy nhánh sông. Mỗi nhánh sông gắn với một làng nghề, vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ. Nét đẹp đó không nơi đâu có được. Tôi đang nghiên cứu tìm hiểu để đầu tư với mục tiêu khôi phục chợ nổi với những nét đặc trưng riêng biệt để phục vụ du lịch. Nếu đầu tư, chúng tôi cũng sẽ phục hồi xóm rẫy, xây dựng các công trình văn hóa, phố đi bộ, làng nghề truyền thống, thuyền nổi cùng hệ thống công trình thương mại, dịch vụ, lưu trú để phục vụ du khách”…

Một góc thị xã Ngã Bảy.

Cùng với khôi phục chợ nổi, xây dựng nơi đây thành một điểm đến nằm trong hành trình khám phá Hậu Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Ngã Bảy đã và đang xây dựng nâng chất đô thị lên thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020 với nhiều công trình, dự án làm đẹp thêm, hoành tráng thêm cho đô thị bên sông này. Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, nhấn mạnh: “Việc phục hồi chợ nổi là một trong những mục tiêu quan trọng, để vừa phát huy tiềm năng, biến nơi đây thành đầu mối giao thương quan trọng trong vùng, để phát triển kinh tế. Dù biết rằng không hề dễ, nhưng chúng tôi rất quyết tâm. Chúng tôi đã tổ chức hội thảo về phát huy chợ nổi gắn với liên kết vùng, để lắng nghe những ý kiến từ ngành có chức năng, doanh nghiệp du lịch, từ đó, chọn ra cách hay khai thác tiềm năng du lịch”.

Chợ nổi mai này sẽ sống lại. Dù muộn và ai cũng ngầm hiểu rằng không hề dễ, nhưng với tình yêu dành cho một điểm hẹn văn hóa du lịch từng có trong ký ức của mỗi người, chắc chắn sẽ cùng nhau vực dậy để nơi đây trở lại cảnh tấp nập xuồng, ghe, đón chào những khách thương hồ tứ xứ với một không gian đậm miền sông nước.

“Dòng sông dĩ vãng chảy ngược trở lại, chảy tràn một thời tuổi thơ tôi. Dòng sông soi bóng những lần hẹn hò, thả thuyền bồng bềnh giữa đêm trăng. Sông mang tình yêu đầu tiên của tôi. Sông gieo lời ca lả lơi dịu êm. Bảy dòng sông thương, bảy dòng sông nhớ trọn đời tôi”. Xin mượn đoạn kết của ca khúc “Bảy dòng sông nhớ” của nhạc sĩ Sơn Hà, bằng hình ảnh đẹp, lãng mạn và thơ mộng để gợi mở về hình ảnh chợ trên sông được hồi sinh vào một ngày không xa, để trên bản đồ du lịch trong nước và thế giới lại có cái tên thân thương “chợ nổi Ngã Bảy”…

VĨNH TRÀ

分享到: