您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【bongnhua net】Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào vươn lên thoát nghèo

Cúp C25人已围观

简介VHO - Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu ...

VHO - Thời gian qua,ỗtrợsinhkếchođồngbàovươnlênthoátnghèbongnhua net tỉnh Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình 1719), hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho bà con vượt khó, thoát nghèo; qua đó, từng bước giúp đồng bào có thêm điều kiện làm ăn, tăng thu nhập, vươn lên ổn định đời sống.

 Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào vươn lên thoát nghèo - ảnh 1
Ông Thạch Chơn, ấp Trung Bình, xã Tuân Tức (huyện Thạnh Trị) chăm sóc đàn bò từ nguồn hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất của Chương trình 1719

 Xã Vĩnh Tân (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) là xã ven biển vùng sâu vùng xa có đông đồng bào DTTS (chiếm hơn 68%). Anh Liêu Sal, ngụ ấp Nô Puôl - một trong những hộ trong xã được hỗ trợ mô hình nuôi dê vui mừng cho biết: “Tháng 11.2022, gia đình tôi được chính quyền địa phương hỗ trợ 2 con dê theo Chương trình 1719. Hiện đàn dê đã tăng lên được 6 con, tôi dự định sẽ tiếp tục tăng nhiều hơn rồi mới bán”.

Gia đình anh Lý Hoàng Sơn, ở ấp Trà Vôn A cũng là một trong những hộ nông dân được địa phương hỗ trợ theo mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới. Anh Sơn phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Nhờ Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn, lại được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, gia đình tôi rất vui vì giờ đây có nguồn thu nhập ổn định. So với trồng rau truyền thống, thì trồng rau an toàn trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Ông Trần Trí Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Vĩnh Châu đã tập trung thực hiện Dự án 2 (đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo) và Dự án 3 (hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng), phân bổ 100% kinh phí cho các xã, phường. Đến nay, Vĩnh Châu đang thực hiện 15 mô hình nuôi heo, dê, bò, cua, tôm cho 352 hộ nghèo, hộ cận nghèo thụ hưởng, tổng mức vốn được phân bổ trên 4,1 tỉ đồng”.

Xã Tuân Tức (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) là địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 70%). Thời gian qua, xã quan tâm thực hiện các chính sách nâng cao đời sống người dân như hỗ trợ nhà ở, đất ở, chuyển đổi ngành nghề, vay vốn phát triển sản xuất, sử dụng điện an toàn, nước sạch hợp vệ sinh. Đặc biệt, Chương trình 1719 luôn được cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong xã triển khai thực hiện tốt.

Là một trong những hộ được hỗ trợ vốn chuyển đổi ngành nghề và vốn vay phát triển sản xuất, ông Thạch Chơn, ấp Trung Bình, xã Tuân Tức phấn khởi cho biết: “Được chính quyền địa phương hỗ trợ 10 triệu đồng và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Trị cho vay 40 triệu đồng, gia đình tôi đầu tư xây dựng chuồng trại và mua cặp bò giống về nuôi. Giờ chúng tôi tập trung phát triển đàn bò, nỗ lực lao động để cuộc sống ngày càng ổn định”.

Để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các dự án hỗ trợ thuộc Chương trình 1719, ông Liêu Sơn Nhì, Chủ tịch UBND xã Tuân Tức cho biết: “Khi có kế hoạch của huyện, Tuân Tức đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý, tổ chức triển khai đến các ấp, chỉ đạo họp dân, rà soát những người có nhu cầu thụ hưởng chính sách như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, lập danh sách niêm yết công khai tại trụ sở. Các mô hình chuyển đổi ngành nghề như chăn nuôi, buôn bán nhỏ, sửa chữa cơ khí… phù hợp với điều kiện địa phương, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2023, huyện giao chỉ tiêu cho xã đối với đất ở là 3 hộ và nhà ở 32 hộ, tổng nguồn vốn hơn 1,5 tỉ đồng. Hiện xã đã và đang triển khai thực hiện”.

Ông Lý RoTha, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng bày tỏ: Tính từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã và đang triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hơn 4.500 hộ, với số tiền 45,6 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Sóc Trăng đã hỗ trợ đất ở cho 338 hộ, nhà ở cho 1.899 hộ, nước sinh hoạt cho 1.223 hộ, triển khai xây dựng 113 công trình trong vùng đồng bào DTTS… Bên cạnh hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi ngành nghề, giai đoạn 2021-2023, tỉnh còn chỉ đạo 19 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tập trung ưu tiên đào tạo nghề, trang bị kiến thức kỹ năng nghề cho 45.700 người, chủ yếu là DTTS. Nhờ vậy, đầu năm 2024, Sóc Trăng chỉ còn 8.521 hộ nghèo (chiếm hơn 2,5%), giảm được hơn 6.600 hộ. Trong đó, hộ nghèo DTTS là 4.253 hộ (3,6%); hộ cận nghèo là hơn 21.500 hộ (hơn 6,4%), hộ cận nghèo DTTS là hơn 8.800 hộ.

“Khi thụ hưởng các chính sách, đồng bào đều rất vui mừng, phấn khởi và tin tưởng vào đường lối của Đảng, Nhà nước, đồng thời khai thác và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả, ổn định”, ông RoTha nói.

Chương trình 1719 đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS, là đòn bẩy quan trọng tạo động lực cho bà con vươn lên thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững. 

Tags:

相关文章