Vốn ngoại chảy mạnh vào ngân hàng Việt Nam
Cách đây một năm,ĐónsóngđầutưnướcngoàingânhàngViệtđượcgìkết quả bóng đá hôm nay đức thị trường nổi lên các thương vụ ngân hàng nước ngoài thoái vốn khỏi ngân hàng Việt Nam, khi đó đã có những thông tin bình luận xen lẫn những quan ngại về thị trường và tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng Việt.
Tuy nhiên, một chuyên gia am hiểu thị trường cho rằng, đây là chuyện rất bình thường. Bởi lẽ, nhà đầu tư nước ngoài – các định chế tài chínhđã và đang thiết lập kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam, việc họ rút vốn cũng chính là cách hạn chế yếu tố xung đột trong cạnh tranh. Ngoài ra, có một nguyên nhân nữa là việc tuân thủ chuẩn mực mới của Basel 3, ngân hàng mẹ phải có dự phòng đối ứng cho những khoản đầu tư ở nước ngoài; cân nhắc chi phí đối ứng này, một số trường hợp đã quyết định thoái vốn.
Và thực tế đã chứng minh ngay sau đó, vào nửa cuối năm 2017 và khởi động năm 2018, vốn ngoại chảy mạnh vào ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh thị trường chứng khoán khởi sắc, những khoản đầu tư quy mô lớn cùng mức độ trả giá cao cho thấy một bộ phận ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang hấp dẫn hơn nhiều trong mắt nhà đầu tư ngoại.
Các chuyên gia dự báo sắp tới sẽ có làn sóng đầu tư mới, rất lớn của nước ngoài vào Việt Nam, khi mới đây đã có nhiều nhà đầu tư "đánh tiếng" đến với một số ngân hàng thương mại. Trong khi đó, với xu thế hội nhập kinh tếquốc tế, để tăng cường cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình, các nhà băng sẽ lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài có tiềm lực tài chính vững mạnh và uy tín hàng đầu tham gia mua cổ phần. Chính vì thế, thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng đang đề xuất nới “room” cho đối tác ngoại để nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước.
Tìm kiếm đối tác một cách thận trọng
Rốt ráo tìm kiếm đối tác nước ngoài trong nhiều năm, theo lãnh đạo các ngân hàng chia sẻ đã có không ít đối tác đến ngỏ ý hợp tác song một số ngân hàng đến nay vẫn chưa thể “chốt”. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc tìm kiếm đối tác là việc làm mang tính chiến lược nên ngân hàng phải tiến hành các bước thận trọng, tìm hiểu kỹ lưỡng về uy tín, về tiềm lực tài chính, năng lực quản trị, công nghệ và văn hóa…
Ở góc độ của người trong cuộc, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cho biết thời gian qua không chỉ SHB mà Công ty tài chính SHB FC của ngân hàng này có nhiều cổ đông nước ngoài bày tỏ ý định tham gia góp vốn.
"Tuy nhiên, SHB mong muốn việc lựa chọn cổ đông nước ngoài phải là những tổ chức kinh tế có nhu cầu đầu tư lâu dài, có chiến lược quản trị, điều hành rõ nét, cùng tham gia quản trị, điều hành, hỗ trợ về công nghệ, khách hàng cho ngân hàng để đảm bảo ngân hàng phát triển ổn định và bền vững”, ông Hiển nói.
Ngoài ra, vị Chủ tịch này cho biết chiến lược của SHB là sẽ tận dụng lợi thế của mình trong việc hợp tác với các tập đoàn tài chính và quỹ đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư giúp các doanh nghiệpnhỏ và vừa trong nước. Chiến lược này sẽ góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.
Năm 2018, SHB tiếp tục lên kế hoạch gia tăng năng lực tài chính, tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.200 tỷ đồng lên mức 13.240 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ thực hiện tăng vốn bằng cách phân phối cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu cho các cổ đông tỷ lệ 10%. Ngoài ra, SHB dự kiến lần đầu tiên đưa tổng tài sản vượt mốc 300.000 tỷ đồng, đạt 315.494 tỷ đồng, tăng 10,31% so với đầu năm. Huy động tiền gửi năm 2018 cũng dự kiến đạt 250.617 tỷ đồng, số dư cấp tín dụng đạt 223.822 tỷ đồng; tăng 18,82% và 15% so với năm 2017 đối với mỗi chỉ tiêu.
SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 2.050 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giữ dưới mức 3%; tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) mục tiêu ở khoảng 0,6-0,8% và 10,5-11,5%.
Trong khi đó, kết thúc quý I/2018, tổng tài sản của SHB đạt gần 287.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt ở mức hơn 12.036 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 500 tỷ đồng, tăng trưởng 63,5% so với cùng kỳ năm trước và nợ xấu ở dưới mức 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với kết quả khả quan trong quý I, SHB tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 đã đề ra.
Lãnh đạo SHB cho hay, doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bứt phá trong thời gian tới bởi Công ty tài chính tiêu dùng (SHB FC) sẽ bắt đầu có doanh thu từ tháng 7/2018. Hiện nay, công ty tài chính đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức với đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, xây dựng bộ sản phẩm đa dạng, thông minh trên cơ sở nền tảng công nghệ 4.0. Dự kiến hết quý II/2018, sau khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như hệ thống công nghệ, SHB FC sẽ đẩy mạnh hoạt động và xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết của công ty và vào nửa cuối năm 2018 sẽ bắt đầu có doanh thu, tạo tiền đề năm 2019 cũng như trong 3 năm tiếp theo công ty sẽ có độ phủ rộng trên toàn quốc, đóng góp tỷ lệ lớn vào lợi nhuận hàng năm của SHB.