Lợi nhuận phân hóa TheịchvụhàngkhôngBánhngonaicũngmuốncóphầbongda wap.vno báo cáo tài chính quý II/2018 của Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCS), trong 6 tháng đầu năm 2018, SCS ghi nhận doanh thu đạt 314 tỷ đồng, tăng 14% và lợi nhuận trước thuế đạt 222 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Trọng tải hàng hóa qua cảng SCS trong 6 tháng đầu năm 2018 đã tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lưu lượng hàng hóa nội địa tăng mạnh 21,5% lên 24.639 tấn; lưu lượng hàng hóa quốc tế đạt mức tăng 6,3% lên 72.582 tấn. Công ty CP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SGN) cũng đạt mức tăng trưởng 16% về doanh thu và 31% về lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng, đạt lần lượt 514 tỷ đồng và 161 tỷ đồng. Tương tự, Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) cũng ghi nhận gần 220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm, tăng 39% so với nửa đầu năm 2017; Công ty CP Dịch vụ hàng không Taseco lãi trước thuế 98 tỷ đồng, tăng 5%. Trong khi đó, một số DN khác lại đạt kết quả kém khả quan hơn, như Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCT) ghi nhận lợi nhuận chỉ tăng nhẹ 1,3%, đạt 155 tỷ đồng. Thậm chí, Công ty CP suất ăn hàng không Nội Bài (NCS) và Công ty CP dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MAS) còn bị sụt giảm lợi nhuận. Cụ thể, tại NCS, dù doanh thu tăng trưởng trên 5% nhưng lãi ròng giảm trên 22% trong nửa đầu năm 2018, chỉ đạt 29 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo NCS, do cơ sở mới của công ty đang trong quá trình vận hành thử, đồng thời vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở hiện tại. Điều này dẫn tới việc một số chi phí phát sinh tăng như điện, nước của nhà xưởng mới, chi phí di chuyển… Còn tại MAS, cả doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 đều sụt giảm lần lượt lần lượt 32% và 78%, chỉ đạt 116 tỷ đồng và 9,5 tỷ đồng. Theo giải trình của MAS, doanh thu sụt giảm trong quý II chủ yếu do dịch vụ cung ứng suất ăn quốc tế cho các hãng hàng không Nga tại sân bay Cam Ranh bị sụt giảm do sức ép cạnh tranh từ đối thủ. Công ty cũng phải giảm giá bán suất ăn cho các hãng còn lại để phù hợp với thị trường cũng như nâng cao sức cạnh tranh với đối thủ. Từ đó làm doanh thu lĩnh vực này giảm mạnh. Các lĩnh vực thương mại và taxi cũng bị sụt giảm. Tuy nhiên, các dịch vụ khác như cung ứng suất ăn tại sân bay Đà Nẵng, cung ứng suất ăn cho Vietnam Airlines tại Cam Ranh, lĩnh vực đào tạo doanh thu lại ghi nhận tăng trưởng. Ngoài ra, từ đầu năm 2018 công ty có phát triển thêm loại hình dịch vụ mới là cung ứng suất ăn cho đường sắt nên đã mang lại do thu gần 3 tỷ đồng trong quý II. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự phân hóa lợi nhuận giữa các DN dịch vụ hàng không như trên là do câu chuyện cạnh tranh và mở rộng công suất khi nhu cầu tăng cao do hạn chế về hạ tầng. Cạnh tranh gia tăng Giải pháp để duy trì tăng trưởng và giữ thị phần luôn là bài toán không hề đơn giản của mỗi DN, đặc biệt là các DN dịch vụ hàng không trong bối cảnh hạ tầng đang bị quá tải. Tuy nhiên, nếu biết khai thác lợi thế đúng hướng, các DN vẫn có thể đạt được tăng trưởng. Theo đó, sự quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất đã kìm hãm sự tăng trưởng của nhiều DN như SCS, SGN, Sasco. Trước tình hình đó, SCS đã thông báo sẽ tăng cước phí dịch vụ lên 8%, áp dụng từ ngày 1/8/2018. Điều này là hoàn toàn khả thi bởi những năm qua, tăng trưởng doanh thu hàng hóa của SCS luôn cao hơn tăng trưởng sản lượng. Ngoài ra, SCS cũng vừa có thêm 3 khách hàng mới là Airbridge Cargo Airlines, Jeju Air và Japan Airlines trong tháng 5 vừa qua. Trong đó, Japan Air được đánh giá là 1 trong những khách hàng lớn chiếm 7% tổng sản lượng hàng hoá quốc tế của SCSC. Do vậy, dự báo lượng hàng hóa thông qua SCS sẽ tăng trưởng mạnh hơn vào 6 tháng cuối năm, giúp gia tăng doanh thu. Cùng với việc tăng phí dịch vụ, SCS cũng đang xem xét thành lập một nhà máy sản xuất thức ăn tại TP.HCM để phục vụ các khách hàng hiện tại. Ý tưởng này được đánh giá là có tiềm năng rất lớn do hiện tại ở phía Nam mới chỉ có một nhà máy cung cấp suất ăn hàng không của VACS. Theo khuyến nghị của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, bất kỳ sân bay nào có hơn 5 triệu hành khách đều cần ít nhất 2 nhà cung cấp suất ăn hàng không. Trong khi sân bay Tân Sơn Nhất đã đón tới 36 triệu hành khách trong năm 2017, trong khi công suất thiết kế của VACS chỉ khoảng 8 triệu suất ăn/năm. Trong khi đó, Sasco hiện là DN độc quyền kinh doanh hàng miễn thuế tại sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động với 128% công suất thiết kế và mặt bằng bán lẻ tại sân bay đã được sử dụng hoàn toàn. Vì Sasco trên thực tế đã độc quyền lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế tại sân bay Tân Sơn Nhất nhiều năm, nên không thể tăng trưởng bằng cách tăng thị phần. Do đó, về dài hạn, việc gia tăng doanh thu của SAS chỉ có thể trông chờ vào việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và có thể gia nhập khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động năm 2025. Trong khi đó, NCT đang phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ hai đối thủ là ALS và ACS, trong khi sản lượng hàng hóa qua nhà ga hàng hóa Nội Bài đã vượt công suất thiết kế 30%. NCT lại phải phụ thuộc nhiều vào các khách hàng chính, đặc biệt là Samsung. Hiện sản lượng hàng hóa của Samsung chiếm 30-35% tổng lượng hàng hóa của công ty. Vì thế, doanh thu của NCT phụ thuộc rất lớn vào lịch trình xuất khẩu cũng như khả năng bán hàng của Samsung. Trong mảng cung cấp suất ăn, việc Công ty CP Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam (VINACS) xây dựng một loạt nhà máy chế biến thức ăn tại Nội Bài, Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Quốc… đã đe dọa trực tiếp tới thị phần của các DN trong mảng này. Cụ thể, thị phần của NCS đã bị giảm đáng kể khi VINACS Nội Bài đi vào hoạt động từ tháng 3/2017. Cùng với đó, VINACS Cam Ranh được khai trương từ tháng 5/2017 cũng đã tác động đáng kể tới doanh thu của MAS, sắp tới khi VINACS Đà Nẵng đi vào hoạt động, thị phần của MAS sẽ tiếp tục bị sụt giảm.
|