Dự ánHầm đường bộ Đèo Cả được đầu tưhoàn thành đã góp phần khơi thông hạ tầng giao thông,áttriểnkinhtếmiềnTrungHạtầngkhơithônghàngkhôngnhộnnhịxem bong đá trưc tiếp tăng liên kết vùng giữa khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Lào, Thái Lan và Campuchia. Ảnh: Hà Minh |
Hạ tầng tạo sức mạnh lan tỏa
Đường bờ biển dài và cảng nước sâu là lợi thế vượt trội của miền Trung trong thu hút đầu tư và là tiền đề để xây dựng các khu kinh tếven biển thời gian qua. Lợi thế này đang dần được nhận diện rõ nét khi các nhà đầu tư chiến lược lần lượt xuất hiện: hai nhà máy lọc hóa dầu quy mô với công nghệ hiện đại đầu tiên của cả nước đã đi vào sản xuất, góp phần điều tiết thị trường xăng dầu và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đó là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tại Quảng Ngãi và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa.
Cũng tại miền Trung, hai khu liên hợp luyện cán thép quy mô với công nghệ hiện đại hàng đầu cả nước đã và đang đi vào vận hành là Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Formosa Hà Tĩnh và Hòa Phát - Dung Quất tại Quảng Ngãi cùng với Khu phức hợp Ô tô Chu Lai -Trường Hải tại Quảng Nam.
Những bất lợi về thời tiết tại miền Trung cũng đang trở thành tiềm năng đem lại giá trị đầu tư cao, khi được khuyến khích bởi các cơ chế linh hoạt, hiệu quả từ Nhà nước. Tại những vùng nắng nóng bất lợi về sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định hay Quảng Ngãi đang dần hình thành các dự án điện mặt trời, điện gió. Hàng loạt dự án được đầu tư thời gian qua của những tập đoàn trong và ngoài nước có thương hiệu quốc gia và quốc tế đã và đang xây dựng nên ngành công nghiệp năng lượng tái tạo vững chắc cho Việt Nam, tạo nên làn sóng đầu tư mới, bền vững trong tương lai.
Nếu như trước đây, muốn đến Miền Trung, phải vượt qua những cung đường đèo nguy hiểm, thường xuyên bị chia cắt bởi thiên tai, thì nay, với chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng, sự tham gia tích cực, trách nhiệm và quyết tâm cao từ các nhà đầu tư tư nhân đã khắc phục được những khó khăn cho hạ tầng giao thông qua miền Trung và cả nước.
Công ty CP Đầu tư Đèo Cả đã lần lượt chinh phục những ngọn đèo hiểm trở để tạo nên những dấu ấn hạ tầng giao thông như hầm đường bộ Đèo Cả, hầm đường bộ đèo Cù Mông và đang thực hiện mở rộng ống hầm 2, Dự án hầm đường bộ Hải Vân. Những công trình hầm xây dựng được kết nối, đồng bộ với các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, tuyến ven biển, cao tốc Bắc - Nam đang được đầu tư xây dựng tiếp tục mở ra cho miền Trung nhiều cơ hội liên kết, giao thương và gắn kết kinh tế chặt chẽ, hiệu quả.
Hàng không nhộn nhịp
Thời gian qua, hàng loạt hãng hàng không như Việt Nam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air, hay mới đây nhất là Bamboo Airways đã rót vốn đầu tư, mua sắm đội tàu bay hiện đại, hùng hậu và hướng đầu tư hạ tầng vào các sân bay để nâng cao hiệu quả khai thác các chuyến bay nội địa, quốc tế, đem theo hy vọng, niềm tin và những dự án hiệu quả kinh tế cao về với miền Trung - Tây Nguyên.