cảm nhận chung của tôi là mặc dù vẫn còn những khó khăn cần tháo gỡ về công tác giải phóng mặt bằng,ínhiệuvuitừcácdựánBOTgiaothôxem ket qua bong da duc địa hình, vừa thi công vừa phải đảm bảo an toàn giao thông nhưng các dự án trên đều quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Dự án Bắc Ninh - Uông Bí sẽ về đích ngày 31/3/2017
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí từ Km20-Km77 đi qua tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương theo hình thức BOT được động thổ từ ngày 18/5/2014, với tổng mức đầu tư hơn 2.905 tỷ đồng. Trong đó, giá trị xây lắp hơn 1.153 tỷ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn 16 năm 5 tháng. Dự án có 23 gói thầu trong đó có 9 gói thầu tư vấn, 11 gói xây lắp và các gói còn lại là sửa chữa trạm thu phí, thi công hạng mục an toàn giao thông...
Theo báo cáo của Công ty cổ phần BOT Phả Lại (doanh nghiệp thực hiện dự án) tổng số mặt bằng tạm bàn giao trên toàn tuyến hiện mới chỉ có 12km/31,5km đạt 38,7%. Tổng số mặt bằng có thể thi công là 21km/57km đạt 40,8%.
Thêm vào đó, việc di dời công trình hạ tầng cũng chưa đáp ứng tiến độ đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giải phóng mặt bằng. Theo Trưởng ban quản lý dự án Uông Bí - Bắc Ninh Ngô Văn Vịnh, dự án cũng phải qua nhiều địa hình, thời tiết những tháng vừa qua mưa nhiều nên việc thi công gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đây là tuyến đường huyết mạch của các tỉnh Đông Bắc, việc vừa thi công vừa đảm bảo an toàn giao thông cũng là bài toán khó.
Cũng theo ông Ngô Văn Vịnh, các nhà thầu đã huy động tối đa máy móc, thiết bị, vật liệu và nhân lực để tập trung thi công những đoạn đã có được mặt bằng. Hiện nay, trên toàn tuyến, nhà thầu đang thi công 11 mũi đường. Đồng thời, đã thuê các đơn vị tư vấn giám sát bố trí nhân sự kiểm tra các quy trình, quy phạm năng lực thi công của nhà thầu thông qua việc huy động máy móc, nhân công; kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào ngay tại mỏ và thí nghiệm vật liệu, đồng thời lập biện pháp, tiến độ thi công chi tiết... Đến nay, các nhà thầu đã thực hiện được khoảng 20% khối lượng tổng thể của dự án. Nhà đầu tư và Ban Quản lý dự án đang rốt ráo tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu để đưa dự án về đích vào ngày 31/3/2017 so với hợp đồng đề ra Nhà đầu tư.
“Gỡ” mặt bằng cho Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình
Điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi là Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Theo ông Lưu Việt Khoa, Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án 2, Bộ GTVT, đại diện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hiện tại các địa phương đang cực kỳ quan tâm đến công tác tháo gỡ các khó khăn để có mặt bằng sạch cho dự án.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã thành lập hẳn một tổ công tác đặc biệt với thành viên là giám đốc các sở, do một đồng chí phó chủ tịch trực tiếp chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc..
Nhờ đó, đoạn tuyến qua tỉnh Hòa Bình tổng chiều dài 19,3km đã bàn giao 6km/17,2km (35%) mặt bằng từ Dự án BT cũ (dự án đường cao tốc). Đối với 9,7km (56%) còn lại, cũng đã thực hiện xong công tác kiểm đếm đất đai, tài sản, niêm yết công khai phương án bồi thường, đang lập, thẩm định, phê duyệt các phương án bồi thường. Đến trung tuần tháng 10/2015 sẽ bàn giao mặt bằng sạch cho dự án.
“Còn đoạn tuyến qua địa phận 2 huyện Thạch Thất (xã Yên Bình, Yên Trung) và Ba Vì (xã Yên Bài) của TP. Hà Nội với chiều dài 6,37km có một số diện tích đất quốc phòng nằm trong diện giải phóng mặt bằng. Hiện tại Hà Nội cũng đang rất tích cực làm việc với Bộ Quốc phòng để bàn giao mặt bằng”, ông Lưu Việt Khoa cho biết thêm.
Cũng theo ông Lưu Việt Khoa, những khó khăn về mặt bằng đã được “gỡ”. Để về đích kịp tiến độ, Ban Quản lý dự án 2 cũng yêu cầu nhà đầu tư tăng cường nhân sự, cán bộ kỹ thuật xử lý các khó khăn, vướng mắc để nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án; Khẩn trương ký hợp đồng chính thức các hợp đồng còn lại để thi công đồng loạt các dây chuyền tại các phân đoạn đã có mặt bằng đảm bảo hoàn thành toàn bộ dự án trước 19/5/2016 theo đúng chỉ đạo của Bộ GTVT.
P.V