【tỉ số trận tây ban nha】Tha thiết một màu áo xanh
Tôi tưởng tượng ra mình sẽ có một ngày làm việc mới mẻ và bận rộn. Nhưng….
Nhận việc xong, chưa kịp làm gì, 13 giờ 30 phút, chú Thiệp - Trưởng phòng vừa bước vào đã lên tiếng:
Chiều nay con đi Chi cục Chơn Thành với anh Chung nhé! (Chú Thiệp vẫn gọi chúng tôi thân thương như thế).
“Đi công tác á? Mình đã biết gì đâu…”, Tôi tự nhủ nhưng cũng nhanh miệng “dạ” một tiếng chẳng mấy tự tin.
Anh Chung lúc bấy giờ là Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ. Thấy anh loay hoay chuẩn bị tài liệu, máy tính xách tay tôi cũng vội vàng cầm theo quyển sổ, cái bút cho ra dáng đi họp rồi luống cuống chạy theo anh.
Xe từ từ chuyển bánh rời khỏi trụ sở. Tôi cũng chưa biết mình đang đi đâu. Ngày đầu tiên, đầu óc tôi căng lên.
…
21 giờ mới về tới trụ sở Cục.
- Sao? Mệt không? Anh Chung vừa bước xuống xe vừa hỏi.
- Dạ, không ạ. Tôi vừa đáp vừa cười nhẹ nhõm.
Mọi việc đã không quá căng thẳng như tôi nghĩ.
Vừa đói vừa mệt, cả đoàn kéo nhau đi ăn tối. Trong bữa ăn, mọi người hỏi chuyện tôi, về gia đình, học hành rồi cười vui vẻ, xóa đi nỗi ám ảnh trong tôi: Hải quan là một cái gì đó khô khan và cứng nhắc lắm, nhưng tựu trung lại thì làm nên lực lượng ấy cũng chính là những con người bình dị, cởi mở và rất đỗi gần gũi thân quen.
Đến giờ tôi vẫn không thể quên được “ngày đầu tiên đi học” ấy. Đó là một ngày tôi học được cách hòa đồng vào một tập thể sẽ gắn bó với tôi sau này.
Nhờ lần đi công tác đột xuất, tôi thấy mọi người gần nhau hơn, ấm áp tình người hơn.
Cho đến Công văn đầu tiên…
Một Công văn trả lời Cục Thuế xuất nhập khẩu: “Tại Cục Hải quan Bình Phước không phát sinh mặt hàng trên”. Chính xác là chỉ có thế. Vậy mà tôi đã phải làm đi làm lại.
Người tôi nóng bừng trong khi điều hòa vẫn mở ù ù. Cái Công văn tôi làm lúc ấy có lẽ hội tụ tất cả các lỗi về văn bản mà nhân loại tập hợp được.
Chị Uyên - Phó trưởng phòng hướng dẫn cho tôi. Có lẽ lúc ấy chị còn nóng hơn với một đứa khờ như thế nhưng vẫn kiên nhẫn chỉ từng lỗi một.
Cuối cùng, tôi cũng cho ra đời được một công văn không đầy một trang A4.
17 giờ chiều ra về bỗng thấy lòng nhẹ nhõm vô cùng.
Rồi ra cửa khẩu…
Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia. Cảm giác vô cùng khó tả. Bỗng cảm thấy tự hào và yêu quê hương lắm. Mấy anh còn trêu “Cho nó xuống đánh dấu con đường nó đi”.
Thật ấy chứ, lần đầu tiên ra biên giới, tôi cũng muốn để lại một chút kỉ niệm nơi đây. Lúc còn bé, mới vào lớp một thôi, cô giáo đã dạy phải biết yêu Tổ quốc, quê hương, dân tộc. Ra đến biên giới mới biết hết được nỗi khó khăn, nhọc nhằn của các anh lính Biên phòng ngày đêm canh biên giới. Rồi cả các anh Hải quan đang kiểm tra giám sát hàng hóa. Biết bao gian truân, vất vả trên mảnh đất biên giới đầy nắng gió ấy, càng thấy yêu thêm những tháng ngày hòa bình vui sống hôm nay. Bỗng thấy tự hào khi bản thân cũng là “một người lính” trẻ, càng thấy yêu thêm công việc đang làm.
Cho đến hôm nay…
Khi ngành Hải quan trải qua 70 năm xây dựng và phát triển thì Cục Hải quan Bình Phước cũng bước sang tuổi 14. Quãng đường ấy chưa đủ dài song bước đầu đã kiện toàn bộ máy và đi vào hoạt động với các chức năng nhiệm vụ của mình.
5 năm trải nghiệm tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước là 5 năm tôi chứng kiến đơn vị mình vươn mình phát triển, từ hoạt động khai thủ công trên tờ khai giấy, đến khai từ xa, rồi khai hải quan điện tử và bây giờ là thông quan tự động trên Hệ thống VNACCS/VCIS.
Cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các anh chị trong đơn vị, tôi cũng đã trưởng thành hơn trong công việc của mình. Mỗi ngày đến cơ quan, tôi hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm bản thân. Cũng từ đó, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành Hải quan, không chỉ là “người gác cửa cho nền kinh tế” mà còn góp phần quản lý và điều tiết nền kinh tế.
Tôi thấy mình gắn bó với nơi này, với màu áo xanh mỗi sáng tới cơ quan, vẫn niềm háo hức mỗi lần đi cửa khẩu…
Tôi thích nhìn ngọn cờ Tổ quốc rực rỡ tung bay trong nắng biên giới. Tôi thêm yêu quê hương mình, thêm tha thiết với màu áo Hải quan.