您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【nhan dinh soi keo bong da hom nay】Phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài để xuất khẩu hàng hoá

Ngoại Hạng Anh94人已围观

简介Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều doanh nhân, doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài.Đó là ý k ...

undefined
Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều doanh nhân, doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài.

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu đưa ra tại tọa đàm “Nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài” do Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM tổ chức chiều ngày 1/6.

Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, đây nguồn lực hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thông tin và các cơ hội xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhất là các khu vực tập trung nhiều người Việt Nam sinh sống.

Ông Nguyễn Đình Phú, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ cho biết, Mỹ với nhiều tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ nội thất sang Mỹ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai bên cũng có thể kết nối, hợp tác về logistics đường biển, hàng không, vận chuyển hàng hóa bền vững, nghiên cứu dự án vận tải, dịch vụ kho bãi...

Thời gian qua, cộng đồng doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước sở tại và thúc đẩy thương mại đầu tư quốc tế; trong đó có thương mại và đầu tư song phương Việt Mỹ. Doanh nghiệp gốc Việt đứng thứ 3 về số lượng doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp gốc Á với khoảng trên 310.000 cơ sở kinh doanh, tạo ra doanh thu khoảng 35 tỷ USD/năm.

undefined
Ông Lê Bá Linh, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc Lào - Thái Lan cho biết sẽ hỗ trợ các DN Việt đưa hàng lên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đại diện Hiệp hội Doanh nhân Thái - Việt Nam cho biết, trong vùng Đông Bắc Thái Lan hiện có hơn 70.000 kiều bào người Thái gốc Việt, trong đó có hàng trăm doanh nhân kiều bào thành đạt, nhiều doanh nhân sở hữu chuỗi nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại lớn...

Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc củng cố cũng như thành lập mới các trung tâm thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao tại Thái Lan, thu hút người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn hàng Việt Nam.

Tại thị trường Trung Quốc, bà Trà My, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cho biết, đây là thị trường hơn tỷ dân và có nhu cầu hàng hoá rất lớn, là điểm đến xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực. Hiện Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của một số mặt hàng Việt, tuy nhiên tỷ trọng của hàng Việt tại Trung Quốc so với một số nước khác trong khu vực vẫn còn khiêm tốn.

Chia sẻ về những lý do khiến hàng Việt Nam chưa chinh phục được người bản xứ, bà Ngô Phẩm Trân, Hiệp hội Phát triển Kinh tế, Văn hóa và Giáo dục Đài Việt cho rằng, trước giờ các nhà xuất nhập khẩu không đầu tư thời gian khai thác sản phẩm mới của Việt Nam. Vì theo họ, so với hàng Thái, Philippines, Indonesia… chỉ riêng hàng chế biến thì chất lượng sản phẩm ở các nước đó hơn hẳn Việt Nam.

Một phần khác, tư duy của người bản xứ trước giờ họ chưa khẳng định hàng Việt, còn doanh nghiệp Việt cũng chưa đưa ra những căn cứ nào để khẳng định và thuyết phục họ dùng hàng Việt.

Để thay đổi “thế cục” bà Trà My cho rằng trước khi xâm nhập vào Trung Quốc cần xác định rõ chất lượng là số một, nhưng bao bì, mẫu mã cũng quan trọng không kém và phải bảo hộ thương hiệu mình trước khi đi ra nước ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy, không chỉ bán những gì mình có, mà nên đầu tư cho những sản phẩm thị trường cần; hợp tác hỗ trợ nhiều sản phẩm Việt cùng vào thị trường mới, điều này tạo nên tạo nên hiệu ứng tích cực cho thương hiệu Việt tại nước ngoài.

Tại thị trường Hoa Kỳ, ông David Dương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt Mỹ (VABA) cho biết, hiện chưa có kho hàng nào tại Hoa Kỳ chuyên trữ hàng của Việt Nam mà chỉ chứa hàng của Thái Lan, Trung Quốc. Đây là thiệt thòi lớn. Hàng Việt Nam hiện chỉ mới được trữ trong kho ở chợ của người Việt, giá cả lệ thuộc vào đơn vị vận chuyển, giao hàng. Còn hàng của các nước có kho chứa giá luôn rẻ hơn.

Theo đó nếu có nhà kho tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt không chỉ cạnh tranh được về giá mà còn quảng bá được sản phẩm; người cần nhập hàng bán cũng lấy hàng nhanh hơn; việc đổi trả hàng cũng sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quảng bá sản phẩm Việt Nam trên các nền tảng xã hội…

Phát biểu tại tọa đàm, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, việc đẩy mạnh phân phối hàng hóa cần tập trung vào các nhóm giải pháp đa dạng hoá, mở rộng hình thức, quy mô xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng ở nước ngoài. Hình thành các liên kết chiến lược giữa các doanh nghiệp phân phối; giữa phân phối và sản xuất. Qua đó góp phần tăng cường liên kết nội bộ, liên kết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước để hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa có giá trị, ổn định và khai mở thị trường.

Tags:

相关文章