【keo ma cao 7m】Nông dân Lộc Ninh, Bù Đốp chuyển hướng trồng cây ăn trái

  发布时间:2025-01-10 00:50:55   作者:玩站小弟   我要评论
NIỀM TIN VÀO CÂY ĂN TRÁIVới 7 sào điều 18 n&# keo ma cao 7m。

NIỀM TIN VÀO CÂY ĂN TRÁI

Với 7 sào điều 18 năm,ng dkeo ma cao 7m những năm trước ông Nguyễn Văn Nghĩa ở ấp 3, xã Lộc Điền (Lộc Ninh) cho rằng, các con đều làm công nhân ở Bình Dương, vợ chồng lại lớn tuổi nên không thể chạy theo phong trào trồng tiêu như các hộ trong xóm mà giữ vườn điều để vừa sức lao động. Thế nhưng, năm nay vườn điều già của ông Nghĩa chỉ thu được 3 tạ vì mưa trái mùa. Thấy nhà bên cạnh có 5 cây sầu riêng, 3 cây bơ nhưng thương lái vào vườn trả tiền “tươi” 35 triệu đồng (mua mão), vậy là vợ chồng ông Nghĩa quyết định cưa 2 sào điều để trồng 10 cây sầu riêng và 30 cây bơ sáp, với hy vọng 3-5 năm sau thu về vài trăm triệu đồng.

Từ cuối năm 1998 đến mùa mưa 2014, trên 4 sào đất hộ bà Nguyễn Thị Nhớ, ấp 2, xã Lộc Thiện (Lộc Ninh) đã chuyển đổi 5 loại cây trồng: điều, hồ tiêu, cà phê... Người tăng nhưng đất không tăng, hiện gia đình bà Nhớ đã tăng thêm 1 hộ, 3 người do con trai đầu lấy vợ, sinh 2 con và tách hộ. Ngoài thu nhập từ vườn, nhiều năm nay vợ chồng bà Nhớ và con trai đầu đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Mùa xuống giống năm 2014, giá hồ tiêu đỉnh điểm. Vậy là 4 sào cà phê hộ bà chuyển qua trồng tiêu. Tuy nhiên, trồng tiêu trên đất cũ nên cây èo uột, thu hoạch vụ đầu không đủ trả vốn vay đầu tư. Giá tiêu năm 2017 giảm sâu trong khi giá sầu riêng, bơ sáp, chôm chôm Thái và cả mít Thái siêu sớm đều cao ngất ngưởng nên gia đình bà Nhớ lại mua 50 cây bơ, 20 cây sầu riêng và 30 cây chôm chôm Thái xen trong vườn tiêu để chuyển đổi cây trồng thêm lần nữa.

Bơ sáp giống mới (booth 7) đang được nhà vườn Lộc Ninh lựa chọn trồng trong năm 2017

Khi chúng tôi hỏi 2 năm nay nông dân các xã biên giới ở Bù Đốp gắn bó với loại cây gì anh Phan Văn Tư, nông dân giỏi xã Thanh Hòa trả lời: Không ham trồng hồ tiêu hay điều mà nông dân chủ yếu trồng bưởi da xanh, cam, quýt. Những “đại gia” có vốn lớn thì đầu tư trồng cây ăn trái tập trung trên đất mới ở khu vực đất bồi dọc lòng hồ thủy điện Srok Phu Miêng với diện tích 5, 20, 50 ha. Thấy lợi ích kinh tế cao, nhà vườn nhỏ lẻ cưa bớt diện tích điều già, cao su và cả hồ tiêu để xuống giống bưởi, cam, bơ, sầu riêng...

LIÊN KẾT TẠO VÙNG NGUYÊN LIỆU CHẤT LƯỢNG CAO

Mùa mưa năm 2016, giá giống cây ăn trái đạt “kỷ lục”, tăng gấp 2-3 lần so với những năm gần đây. Giá cao nhưng chất lượng cây giống giảm do ảnh hưởng xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng ở “vương quốc” sản xuất giống cây ăn trái miền Tây Nam bộ. Theo đó, giá cây giống sầu riêng Mong Thon, Ri6 ở Lộc Ninh, Bù Đốp tăng lên 120-130 ngàn đồng/bầu giống (tăng gấp 2,5 lần so với năm 2014). Giá giống chôm chôm Thái, chôm chôm nhãn tăng gấp 2 lần...

Dạo một vòng các vựa bán cây giống trên quốc lộ 13 thuộc địa bàn huyện Lộc Ninh, chúng tôi ghi nhận giá cây giống sầu riêng đều cắm bảng 120-130 ngàn đồng, mít Thái siêu sớm 50 ngàn đồng (tăng 3 lần). Theo phản ánh của các vựa cây giống, mùa mưa năm nay, giống bưởi da xanh không bán chạy như năm trước nhưng sầu riêng, bơ sáp, bơ sáp giống mới (Buth 7, giống 304), mít Thái siêu sớm hút hàng. Nhà vườn không chỉ mua 2-3 cây trồng trong vườn để ăn như những năm trước mà mua từ 2 con số trở lên.

Chuyên bán các mặt hàng cây kiểng nhưng mùa xuống giống năm nay vựa cây kiểng Thanh Tuyền (Lộc Thái, Lộc Ninh) cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng nhờ lấy giống mít Thái siêu sớm, sầu riêng... Chị Nguyễn Thanh Tuyền (chủ vựa cây kiểng Thanh Tuyền) cho biết: Giá cây giống sầu riêng tại gốc đã 110 ngàn đồng/bầu nhưng cây ghép chỉ lên bằng gang tay nên tôi không dám nhận đặt hàng vì sợ vận chuyển sẽ bị gãy mầm ghép.

Giá do thị trường quyết định nhưng chất lượng có đúng như quảng bá của các vựa cây giống hay không thì nông dân phải chờ 3-5 năm mới có câu trả lời. Ông Phan Văn Tư cho biết, hiện ở Bù Đốp có hợp tác xã bưởi da xanh với quy hoạch hàng trăm héc ta. Hợp tác xã và các đại gia có vốn lớn khi đầu tư trồng cây họ đều chủ động được nguồn giống tốt và đầu ra cho sản phẩm bằng cách tự sản xuất giống hoặc mua tại gốc bưởi, sầu riêng, chôm chôm, cam quýt ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, bơ ở Tây Nguyên. Riêng nhà vườn nhỏ lẻ thì chỉ biết gửi trọn niềm tin vào các vựa bán giống. Vì vậy, trong thực tế trồng 10 cây bưởi chỉ 2 cây đạt hoặc trồng bơ mỏi mòn 5 năm mà cây vẫn chưa ra hoa kết trái và bị động đầu ra...

Chất lượng cây trồng còn phụ thuộc vào kỹ thuật, quy trình chăm sóc. Trong khi Lộc Ninh, Bù Đốp nói riêng, Bình Phước nói chung không phải vùng truyền thống của các loại cây ăn trái. Vì vậy, nông dân khi quyết định chọn trồng cây gì nên tìm hiểu, học hỏi kỹ quy trình chăm sóc để đạt năng suất cao.

Điều đáng nói, trồng cây gì, nuôi con gì thì nền nông nghiệp Việt Nam từ vĩ mô đến vi mô đều chưa có quy hoạch cụ thể nên điệp khúc “được mùa - mất giá” là nỗi lo lớn nhất của nhà nông. Trong thực tế, Lộc Ninh, Bù Đốp đã là vùng trọng điểm hồ tiêu nên đủ tiêu chí về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước để phát triển các loại cây ăn trái. Hợp tác xã, nhà vườn và các nhà đầu tư cần liên kết hỗ trợ nhau trong cung cấp giống, kỹ thuật để đa dạng thêm nông sản chủ lực trên địa bàn; xây dựng vùng trồng cây ăn trái có chất lượng sản phẩm ngon, ngọt, sạch để có giá bán phù hợp và tạo dựng thêm thị trường truyền thống cây ăn trái Bình Phước.

Phương Hà

相关文章

最新评论