【nhận định kèo tottenham】Ca ghép tay ngoạn mục ở Việt Nam, tay người khác sống trên cơ thể 31 tuổi thế nào?

  发布时间:2025-01-25 05:12:11   作者:玩站小弟   我要评论
Các bác sĩ BV Trung ương quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép cẳng tay từ người cho sống đầ nhận định kèo tottenham。

Các bác sĩ BV Trung ương quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép cẳng tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới.

Nam bệnh nhân Phạm Văn Vương,éptayngoạnmụcởViệtNamtayngườikhácsốngtrêncơthểtuổithếnànhận định kèo tottenham 31 tuổi ở Hà Nội được thực hiện ghép tay vào ngày 21/1 vừa qua từ phần tay hiến tặng của một nam bệnh nhân 51 tuổi. Hơn 1 tháng sau ca phẫu thuật, bàn tay mới sống tốt, hiện anh Vương đã có thể cầm nắm một số đồ vật thô.

{ keywords}

Anh Vương hạnh phúc khi bàn tay trái đã lành lặn trở lại sau 4 năm bị cắt cụt. Ảnh: Thúy Hạnh

 

Khi quyết định thực hiện ca ghép, GS Mai Hồng Bàng, Giám đốc BV nói: “Đây là quyết định vô cùng bản lĩnh, chúng ta phải chịu trách nhiệm rất lớn”.

Đến nay, trên toàn thế giới mới thực hiện 89 ca ghép chi thể nhưng đều được lấy từ nguồn cho chết não. Trước khi BV 108 thực hiện thành công ca ghép nói trên, khu vực Đông Nam Á chưa thực hiện ca ghép chi thể nào. Số ca ghép hạn chế do kĩ thuật khó và nguồn cho rất hạn chế.

4 năm chuẩn bị để bàn tay cụt hồi sinh

GS Nguyễn Thế Hoàng, Phó giám đốc BV 108 cùng ekip gần 20 y, bác sĩ khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu, khoa Gây mê hồi sức thực hiện ca phẫu thuật ngoạn mục nói trên. Ca ghép thành công sau 8 giờ căng thẳng.

GS Hoàng cho biết, để có được ca ghép nói trên, bệnh viện đã mất gần gần 4 năm chuẩn bị.

Từ năm 2016, BV 108  triển khai đề án phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người. Khi đó, GS Hoàng đã lục tìm tất cả những trường hợp bị cụt chi thể có mong muốn được ghép lại. Danh sách lên tới vài chục người.

{ keywords}

GS Hoàng tham gia ca phẫu thuật ghép 2 cánh tay cho bệnh nhân người Đức năm 2008

 

Sau đó, GS Hoàng đã gặp trực tiếp từng người để trao đổi về những khó khăn, nguy cơ, biến chứng khi phẫu thuật, nếu bị hỏng sẽ phải tháo ra và những thách thức về tâm lý khi dùng thuốc, can thiệp khi phẫu thuật, phục hồi chức năng gian nan.

“Rất nhiều người cho biết họ sẵn sàng chấp nhận mọi thứ, trong đó có những cô gái còn rất trẻ, vì tai nạn giao thông, vết thương hoả khí đã bị cụt cả 2 cánh tay”, GS Hoàng chia sẻ.

Tuy nhiên, để tiến hành ca ghép, người cho và người nhận cần hoà hợp về nhóm máu, miễn dịch để tránh chống thải ghép.

{ keywords}

Hàng loạt cuộc hội chẩn để tính toán chi tiết từng phương án khi phẫu thuật

 

May mắn, anh Vương (nhóm máu AB) hoà hợp với nhóm máu của người hiến (nhóm máu B) cũng như hoà hợp nhiều chỉ số khác.

Để có thể tự tin thực hiện ca phẫu thuật, GS Hoàng đã có gần 10 năm học tập, nghiên cứu tại Đức, từ nghiên cứu sinh, tiến sĩ y học ngành phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật bàn tay đến làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ.

Đặc biệt, vào năm 2008, khi đang làm luận án tiến sĩ khoa học, GS Hoàng được thầy giáo mời trở thành 1 trong trong 5 phẫu thuật viên thực hiện ca mổ có một không hai trên thế giới tại BV ngoại khoa Rechts der Isar ở Đức.

{ keywords}

GS Hoàng cùng ekip gần 20 người thực hiện ca ghép tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới 

 

Đó là ca ghép 2 cánh tay đồng loại đầu tiên trên thế giới cho một công dân Đức mất cả 2 cánh tay trong một tai nạn lao động. Ca mổ sau đó đã thành công ngoài mong đợi, 2 cánh tay sau ghép hoạt động bình thường.

Trong ca mổ, GS Hoàng được giao ghép mạch và nối mạch, phần việc quan trọng nhất khi ghép chi thể. Sau thành công của ca ghép đó, đến nay Đức cũng chưa thực hiện thêm ca ghép chi thể nào.

Trở về Việt Nam, để thực hiện ca ghép chi thể đồng loại đầu tiên, GS Hoàng đã nghiên cứu rất kỹ y văn thế giới xem họ đã làm được đến đâu, Việt Nam có sáng tạo gì.

“Việc mình dùng phần thừa của chi thể bị cắt đứt để ghép cho người khác là sáng tạo thế giới chưa có”, GS Hoàng khẳng định.

Ca phẫu thuật 5 khó

GS Hoàng chia sẻ, trong ghép chi thể đồng loại, khó nhất là ghép cổ tay và cẳng tay vì nơi đây có tới 43 cơ, 8 mạch máu lớn, vô số dây thần kinh phức tạp để điều khiển cử động vô cùng tinh tế của bàn tay, trong khi ghép chân đơn giản hơn rất nhiều.

{ keywords}

{ keywords}

Bác sĩ lấy bàn tay hoại tử để phẫu tích, chờ nối với phần cánh tay đã bị cụt của anh Vương

 

“Nếu phẫu thuật hoàn thành nhưng bàn tay không thể cử động được là vô nghĩa, sẽ phải tháo ra, trường hợp xấu hơn, ghép cánh tay từng bị hoại tử vào có thể gây nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong”, GS Hoàng phân tích.

Để thực hiện ca ghép, bác sĩ phải đối mặt cùng lúc 5 khó khăn: Thứ nhất là người hiến vô cùng hiếm; thứ hai là kĩ thuật rất khó; thứ 3 là thải ghép sau phẫu thuật phức tạp; thứ 4, phải chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân kỹ càng; thứ 5, quá trình tập vật lý phục hồi chức năng sau mổ đòi hỏi kiên trì, dài lâu.

Với riêng kỹ thuật ghép, bác sĩ thực hiện phải thành thạo cùng lúc 3 kĩ năng: Vi phẫu thuật, phẫu thuật tạo hình và chấn thương chỉnh hình.

{ keywords}

Cẳng tay là nơi có số lượng gân, cơ, dây thần kinh vô cùng phức tạp

 

Đối với chi thể người cho, bác sĩ phải rất có kinh nghiệm để bộc lộ đánh giá đâu là tổ chức lành có thể sử dụng, chỗ nào phải vứt đi.

Với người nhận, do đã cắt cụt tay 4 năm trước nên các khối cơ đã teo nhỏ, mạch máu thần kinh cũng teo và biến dạng nên việc phẫu tích, bóc tách các mạch máu, cơ cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phẫu thuật viên giỏi và vô cùng tỉ mỉ.

Ở thì thứ nhất, 1 ekip sẽ chuẩn bị sẵn tạng ghép, cắt lọc các phần hoại tử, rửa sạch, bộc lộ toàn bộ gân, cơ. Ở thì 2, các bác sĩ sẽ thao tác trên phần tay đã bị cụt, phẫu tích sẵn từng cấu trúc để nối ghép với phần tay được cho.

Toàn bộ quá trình ghép tay cho anh Vương mất 8 tiếng. Ca mổ vô cùng thuận lợi do đã được chuẩn bị rất tốt.

Theo GS Hoàng, BV 108 là một trong những trung tâm thực hiện nhiều ca nối chi thể tự thân nhất cả nước, số lượng lên tới hàng nghìn ca nên kĩ thuật vô cùng thành thạo, đó cũng là một trong những lý do khiến ca phẫu thuật của bệnh nhân Vương thành công ngoài mong đợi.

Ngay với kĩ thuật nối chi thể tự thân đã được xem là đỉnh cao, rất khó nên rất nhiều nước như Mỹ, Pháp, Philippines… cũng phải sang Việt Nam để học.

Điều kỳ diệu chưa bao giờ nghĩ tới

Anh Vương không may phải cắt cụt 1/3 tay dưới trái từ khi mới 27 tuổi do máy đột dập. Từ thanh niên khoẻ mạnh, anh sống trong mặc cảm, tự ti vì bỗng nhiên thành người tàn tật.

Từ năm 2016, anh Vương đã đăng kí vào danh sách chờ hiến chi thể. Cách đây vài tháng, anh được gọi đến khi một gia đình có người thân chết não đồng ý hiến tặng nhưng đến phút cuối họ lại thay đổi nên ca ghép không thể thực hiện.

Tối 26 Tết (20/1/2020), anh Vương nhận được điện thoại của GS Hoàng, thông báo đã có người hiến phù hợp, ngay hôm sau có thể nối tay. Quá hạnh phúc, cả đêm vợ chồng anh Vương không thể chợp mắt, chỉ mong trời mau sáng để bắt xe đến BV.

Người hiến là nam bệnh nhân 51 tuổi bị chấn thương phức tạp từ 1/3 cẳng tay dưới đến sát nách do bị băng chuyền của máy tải gạch cuốn và đè ép trực tiếp.

Trong 3 tuần liên tiếp, các bác sĩ BV 108 đã tìm mọi cách cứu cánh tay trái cho bệnh nhân nhưng vô vọng do tình trạng hoại tử bốc mùi tăng dần, đã lan vào cơ và khuỷu tay. Nếu cố giữ lại, nhiễm trùng sẽ lan vào máu, đi khắp cơ thể, đe doạ tính mạng. Do đó, việc cắt bỏ cả cánh tay là giải pháp tối ưu nhất.

{ keywords}

Hình ảnh anh Vương trước (ảnh phải) và sau khi được ghép cẳng tay

 

Tuy nhiên, 1/3 cẳng tay dưới vẫn lành lặn, hoàn toàn có thể ghép cho một người khác. Khi biết thông tin này, bản thân bệnh nhân và người nhà liền gật đầu đồng ý và đề nghị giấu tất cả thông tin.

"Khi được GS Hoàng gọi điện tôi vui đến bật khóc, lúc đó không chút lo lắng vì đặt niềm tin hoàn toàn vào các bác sĩ”, anh Vương nhớ lại.

9h sáng ngày 22/1, khi vừa mở mắt, anh Vương lặng người mất vài giây, không tin vào những gì mình đang thấy.

“Nhìn bàn tay mới hồng hào, có thể nhúc nhích, lúc đó tôi chỉ muốn hét lên vì sung sướng, cảm giác như đang mơ, chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ có lại 2 bàn tay đầy đủ”, anh Vương hạnh phúc nói.

Dù còn phải tập vật lý trị liệu thêm 6-12 tháng và sẽ phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời nhưng anh Vương vô cùng lạc quan.

“Có lại bàn tay lành lặn là hạnh phúc tôi không dám mơ tới, có sức khoẻ rồi, tôi sẽ lao động hăng say, sẽ sống có ích để chăm lo cho vợ con. Tôi vô cùng cảm ơn người hiến tặng, đã tặng lại tôi bàn tay vô giá, cảm ơn các bác sĩ để tạo ra cuộc đời thứ hai cho tôi”, anh Vương xúc động chia sẻ.

Không chỉ anh Vương, sau thành công của ca ghép này, sẽ có thêm rất nhiều cuộc đời mới được hồi sinh, nhiều đôi chân có thể chạm đất, nhiều đôi tay có thể nắm chặt người mình thương yêu khi có nhiều hơn nữa những người sẵn sàng trao gửi một phần chi thể của mình khi không may bị tai nạn và không thể cứu chữa.

Thúy Hạnh

Việt Nam thực hiện ghép tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới

Việt Nam thực hiện ghép tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới

- Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện ca ghép cẳng tay từ người cho sống. Người nhận là nam thanh niên 31 tuổi.  

相关文章

最新评论