Thông tin trên vừa được ông Nguyễn Hồng Thắng,ơntriệuthuêbaoInternetbăngrộngtạiViệtNamhoạtđộngtốtvớty sô bong đa hôm nay Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết tại hội nghị tập huấn, đào tạọ, hỗ trợ về chuyển đổi IPv6 hạ tầng mạng, hệ thống CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách CNTT các sở, ban, ngành tại Hải Phòng.
Theo Giám đốc VNNIC Nguyễn Hồng Thắng, Việt Nam hiện đứng thứ 8 toàn cầu, thứ 3 châu Á và thứ 2 khu vực ASEAN về tỷ lệ sử dụng IPv6. |
Diễn ra từ ngày 22/3 đến 25/3, chương trình tập huấn, đào tạo, hướng dẫn chuyển đổi IPv4 sang IPv6 trong các cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025 do Sở TT&TT tổ chức và VNNIC là đơn vị chủ trì chuyên môn. Chương trình có sự tham gia của gần 100 cán bộ phụ trách CNTT các sở, ngành và UBND các quận, huyện trên địa bàn Hải Phòng.
Cũng trong chia sẻ tại hội nghị, Giám đốc VNNIC Nguyễn Hồng Thắng cho hay: Tại Việt Nam, công tác triển khai IPv6 được thực hiện từ năm 2008. Với việc tỷ lệ sử dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 50% tính đến tháng 3, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia đi đầu trong chuyển đổi sang IPv6, đứng thứ 8 toàn cầu, thứ 3 châu Á và thứ 2 khu vực ASEAN.
Sau khi hoàn thành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 (2011-2019), công tác triển khai IPv6 Việt Nam được tiếp tục với mục tiêu chuyển đổi toàn bộ Internet Việt Nam sang IPv6, sẵn sàng khả năng hoạt động thuần IPv6 như nội dung đã được xác định tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2020.
Bên cạnh đó, các hoạt động chuyển đổi IPv6 kết hợp tái cơ cấu hạ tầng mạng lưới CNTT cơ quan nhà nước theo Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình IPv6 For Gov) cũng đang được tập trung triển khai.
Theo thống kê, với khối cơ quan nhà nước, hiện có 68 bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch Ipv6, đạt 80%; 22 Cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương đã hoạt động tốt với Ipv6, hoàn thành 26%; và 36 bộ, ngành, địa phương quy hoạch và sử dụng IP, ASN độc lập, đạt 42%.
Đại diện VNNIC cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ cùng các địa phương, trong đó có thành phố Hải Phòng trong việc phát triển tài nguyên Internet, chuyển đổi sang IPv6 kết hợp với tái cơ cấu hạ tầng mạng lưới nhằm phát triển hạ tầng số.
Với thành phố Hải Phòng, ông Hoàng Minh Cường, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng chuyển đổi hạ tầng, hệ thống CNTT thành phố sang thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6; rà soát, đánh giá tổng thể mạng, hệ thống CNTT, kế hoạch chuyển đổi IPv6, cũng như hoàn thiện chuyển đổi IPv6, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của thành phố.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng chuyển đổi hạ tầng, hệ thống CNTT thành phố sang IPv6. |
Đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng cũng đề nghị các cán bộ tham gia hội nghị đào tạo, hướng dẫn lần này tập trung tiếp thu kiến thức, trao đổi với các giảng viên VNNIC để triển khai chuyển đổi sang IPv6 tại cơ quan, đơn vị; đồng thời phối hợp và đồng hành cùng Sở TT&TT trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang IPv6 trên toàn địa bàn thành phố.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, VNNIC cùng 2 Sở TT&TT, Công Thương đã có buổi làm việc về hợp tác thúc đẩy phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến hiệu quả với các dịch vụ số sử dụng tên miền .vn
Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, trên địa bàn Hải Phòng chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến hiệu quả với các dịch vụ số sử dụng tên miền quốc gia .vn góp phần giúp Hải Phòng đạt được mục tiêu chuyển đổi số trong năm 2022.
Theo đánh giá, xếp hạng chỉ số chuyển đổi số của các tỉnh, thành phố năm 2020, Hải Phòng xếp thứ 21/63. Ban chỉ đạo chuyển đổi số của thành phố đã thống nhất mục tiêu đưa Hải Phòng vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chuyển đổi số trong năm 2022.
Vân Anh
Việt Nam tăng 2 bậc về tỷ lệ ứng dụng IPv6, xếp thứ 8 thế giới
Đến hết tháng 7, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 8 trên thế giới về tỷ lệ ứng dụng IPv6, tăng 2 bậc so với 2020, đạt 45% với hơn 34 triệu người dùng truy cập Internet IPv6, đứng thứ 2 khu vực ASEAN.