当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả châu âu】Hải quan TP Hồ Chí Minh giải đáp nhiều vướng mắc về gia công, sản xuất xuất khẩu điều

Sửa đổi,ảiquanTPHồChíMinhgiảiđápnhiềuvướngmắcvềgiacôngsảnxuấtxuấtkhẩuđiềkết quả châu âu bổ sung nhiều quy định quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
TP Hồ Chí Minh: Thách thức xuất khẩu nửa cuối năm
Hải quan TP Hồ Chí Minh giải đáp nhiều vướng mắc về gia công, sản xuất xuất khẩu điều
Đại diện doanh nghiệp nêu vướng mắc tại hội nghị đối thoại. Ảnh: T.H

Xác định phế liệu, phế phẩm

Giải đáp câu hỏi vướng mắc của nhiều DN về việc xác định phế liệu, phế phẩm trong quá trình gia công, sản xuất xuất khẩu hạt điều, đại diện Cục Hải quan TPHCM giải thích, theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BCT, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính: “Phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.” Như vậy, trường hợp sản phẩm không đạt chất lượng xuất khẩu (theo yêu cầu của bên mua hiện tại) nhưng đạt chất lượng xuất khẩu cho bên mua khác thì không được xem là phế phẩm.

Theo Cục Hải quan TPHCM, việc kiểm tra, xác định sản phẩm loại ra từ quá trình sản xuất có phải là phế phẩm hay không đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại công văn 4644/TCHQ-GSQL ngày 29/9/2021. Theo đó, việc xác định phế phẩm của hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu được quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Do đó, để xác định có phải là phế phẩm hay không, khi đi kiểm tra, cơ quan Hải quan phải căn cứ vào thực tế quá trình sản xuất tại DN, các chứng từ thể hiện quá trình quản lý sản xuất, như: Phiếu xuất kho, nhập kho; quá trình kiểm tra số lượng, chất lượng trong quy trình sản xuất; chứng từ ghi nhận lại quá trình quản lý của DN đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành như nêu trên.

Liên quan đến vướng mắc về tính tỷ lệ phế phẩm và kê khai như thế nào khi thực hiện báo cáo quyết toán nguyên vật liệu hàng năm với cơ quan Hải quan được các DN đề cập tại hội nghị đã được Cục Hải quan TPHCM đã hướng dẫn cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BCT, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính : “Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.” Theo đó, không có giới hạn tỷ lệ sản phẩm lỗi, phế phẩm. Cách tính định mức thực tế được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I - Thông tư 39/2018/TT-BTC. Theo đó: “Lượng nguyên liệu, vật tư thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm và lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tạo thành phế liệu, phế phẩm.” Thủ tục báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tại hội nghị, đại diện các phòng chức năng của Cục Hải quan TPHCM cũng hướng dẫn cụ thể cho các DN quy trình xử lý phế phẩm, phế liệu tại Việt Nam.

DN vướng mắc phải hỏi ngay

Ngoài các vướng mắc về phế liệu, phẩm, các DN cũng đặt nhiều câu hỏi vướng mắc về thủ tục nhập khẩu, điều chỉnh tờ khai hải quan... đối với mặt hàng nguyên liệu điều nhập khẩu.

Công ty Cổ phần Long Sơn đặt câu hỏi, DN chuyên chế biến hạt điều xuất khẩu với kim ngạch đạt 250 triệu USD/ năm. Hàng năm, DN nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi về Việt Nam với số lượng trên dưới 100.000 tấn. Khi làm thủ tục nhập khẩu, DN khai báo hải quan dựa trên trọng lượng được thể hiện trên bộ chứng từ, sau khi lấy hàng từ cảng sẽ cân lại hàng dưới dự giám sát của bên giám định. Sau đó bên giám định sẽ phát hành chứng thư xác định trọng lượng lô hàng và các bên dùng số liệu này để quyết toán hợp đồng. Thông thường số lượng hàng trên chứng thư sẽ chênh lệch so với số lượng hàng đã khai báo hải quan, do thời gian vận chuyển trên tàu dài, làm tăng, giảm độ ẩm. Vậy DN có được điều chỉnh tờ khai hải quan để trọng lượng hàng trên tờ khai bằng với lượng hàng thực tế theo chứng thư phát hành bởi bên giám định thứ 3 không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Giải đáp vướng mắc trên, ông Phan Minh Thảo, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý hải quan cho biết, trên thực tế, việc chênh lệch trọng lượng như nêu trên là bình thường, DN được khai bổ sung. Căn cứ Điểm a.6 Khoản 2 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp lượng hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu có sai lệch so với khai báo trên tờ khai hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20; trường hợp không khai bổ sung thì lượng hàng thừa so với khai hải quan không được đưa qua khu vực giám sát.

Một số DN hỏi về thủ tục nhập khẩu điều thô xuất xứ Campuchia loại hình A41 để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất) cần có các giấy phép gì? Cục Hải quan TPHCM cho biết, theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, nhập khẩu hạt điều theo loại hình A41 không cần phải có giấy phép. Tuy nhiên, căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT về việc ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, mặt hàng hạt điều thô mã số 08013100 thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kiểm dịch thực vật, kiểm tra an toàn thực phẩm).

Trước nhiều câu hỏi vướng mắc về thủ tục hải quan liên quan đến mặt hàng điều nhập khẩu, Phó cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp lưu ý các DN khi phát sinh vướng mắc cần trao đổi với cơ quan Hải quan ngay để được hướng dẫn kịp thời, không nên đợi đến hội nghị đối thoại mới hỏi.

“Vừa qua, cơ quan Hải quan kiểm tra sau thông quan đã phát hiện nhiều trường hợp gia công, sản xuất xuất khẩu mặt hàng điều vi phạm pháp luật hải quan, trong đó có nhiều vụ án lớn. Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan địa phương tăng cường kiểm tra sau thông quan đối với lĩnh vực này, các DN cần lưu ý thực hiện đúng quy định...”- ông Nguyễn Hữu Nghiệp thông tin.

分享到: